Cù Lao Dung tỏa sáng với cầu Đại Ngãi nối dài tăng trưởng

Cùng với hệ thống giao thông đường bộ liên tục được rót vốn đầu tư, dự án cầu Đại Ngãi đóng vai trò then chốt thúc đẩy kinh tế xã hội Sóc Trăng – Trà Vinh và các tỉnh thành lân cận.

Cây cầu nối liền tăng trưởng

Cầu Đại Ngãi là một công trình quan trọng trên tuyến Quốc lộ 60 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Với tổng chiều dài là 15,2km gồm: cầu Đại Ngãi 1 bắc từ Trà Vinh sang Cù Lao Dung và cầu Đại Ngãi 2 bắc từ Cù Lao Dung sang Sóc Trăng, có thể nói đây là cây cầu nối dài tăng trưởng giữa 2 tỉnh Sóc Trăng – Trà Vinh, mở đường thông thương với các tỉnh thành lân cận khác.

Cầu Đại Ngãi nối liền Trà Vinh – Sóc Trăng, tạo kết nối toàn vùng ĐBSCL
Cầu Đại Ngãi nối liền Trà Vinh – Sóc Trăng, tạo kết nối toàn vùng ĐBSCL

Với qui mô 4 làn xe, vận tốc lưu thông là 80km/giờ, góp phần rút ngắn đến 70km khoảng cách đi từ Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau đến TP HCM, chắc chắn sẽ tạo điều kiện tối đa cho lưu thông hàng hóa nói riêng và thu hút đầu tư từ TPHCM về các tỉnh miền Tây nói chung.

Bên cạnh đó, Quốc lộ 60 được xem là tuyến đường huyết mạch, kết nối hành lang ven biển phía Nam nên giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội toàn vùng ĐBSCL, là cầu nối giữa TP HCM và các tỉnh Tây Nam bộ, tuy nhiên có các vị trí xung yếu bị giao cắt bởi những con sông lớn phải di chuyển bằng phà gây ra những bất tiện đáng kể. Chính vì thế, bằng những nguồn vốn khác nhau, Chính phủ đã đầu tư 3 cầu lớn bao gồm: cầu Rạch Miễu, cầu Hàm Luông, cầu Cổ Chiên đã đưa vào khai thác. Và ngay giai đoạn này, xây dựng cầu Đại Ngãi chính là bước đệm hoàn hảo tăng cường khả năng kết nối liên vùng và đem đến tiềm năng tăng trưởng bứt phá cho kinh tế xã hội toàn vùng.

Bước đệm cho Sóc Trăng tăng tốc bứt phá

Được biết đến là địa danh của những ngôi chùa đậm bản sắc và sở hữu nhiều tiềm lực sẵn có, Sóc Trăng đang lọt vào tầm ngắm của nhà đầu tư. Trong những năm trở lại đây, Sóc Trăng được Chính phủ quan tâm phê duyệt quy hoạch nhiều dự án với qui mô lớn. Điều này đã tạo nên làn sóng thu hút đầu tư mạnh mẽ ở nhiều lĩnh vực: công nghiệp thương mại, nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng tái tạo, kinh tế biển tổng hợp…

Một khía cạnh khác cũng quan trọng khi cầu Đại Ngãi nối nhịp đôi bờ cùng với sự đầu tư về điện gió, điện mặt trời…Cù Lao Dung sẽ có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là mảng du lịch sinh thái. Được ví von như một “Đồng bằng sông Cửu Long thu nhỏ”, Cù Lao Dung có biển, có sông, có lợi thế nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản, hưởng lợi từ địa hình thiên nhiên phong phú mang đậm bản sắc miền Tây Nam bộ. Sở hữu hệ sinh thái du lịch nổi tiếng như Đền thờ Bác Hồ, bãi bồi, vườn trái cây, rạch Trường Tiền, vàm Long Ẩn, sân Tiên…đã tạo điều kiện giúp Cù Lao Dung nói riêng và Sóc Trăng nói chung trở thành một trong những điểm đến du lịch lí tưởng, du khách đến đây sẽ được tận hưởng không khí cùng cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ, trong lành, đậm bản sắc vùng sông nước.

Sóc Trăng có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở nơi cửa biển Cù Lao Dung
Sóc Trăng có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở nơi cửa biển Cù Lao Dung
Hưởng lợi thế từ hạ tầng, Sóc Trăng tăng tốc bứt phá
Hưởng lợi thế từ hạ tầng, Sóc Trăng tăng tốc bứt phá

Bên cạnh cầu Đại Ngãi nối liền Trà Vinh – Sóc Trăng thì dự án cảng biển nước sâu Trần Đề cũng là kỳ vọng rất lớn đối với người dân của toàn vùng. Ngoài ra, khi tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng hoàn thành, có thể nói rằng Sóc Trăng sẽ trở thành tâm điểm đầu tư cả trong và ngoài nước, minh chứng đã có rất nhiều ông lớn đổ về chiếm “thị phần” có thể kể đến như: FLC Group, Tập đoàn TATA, Tập đoàn Youngone – Hàn Quốc, Công ty CP Thủy sản Việt Úc…

Cùng với sự trỗi dậy mạnh mẽ từ hạ tầng cộng với xu hướng dịch chuyển dòng vốn sang các vùng vệ tinh, trong tương lai chắc chắn Sóc Trăng sẽ là một vùng đất đầy “hứa hẹn”.

Leave a Comment

Scroll to Top