Hạ tầng đồng bộ – Cú hích cho thị trường bất động sản Sóc Trăng hút đầu tư

Không chỉ sở hữu vị trí chiến lược trong bức tranh tổng thể toàn vùng ĐBSCL, Sóc Trăng còn sở hữu hạ tầng giao thông đồng bộ, đã và đang hoàn thiện. Thêm vào đó là nhiều lợi thế về kinh tế biển không chỉ tạo động lực phát triển cho bất động sản Sóc Trăng mà còn tháo gỡ “điểm nghẽn” về vận tải biển của vùng ĐBSCL.

Nhiều công trình giao thông hình thành góp phần hoàn thiện hạ tầng Sóc Trăng

Bằng nhiều nguồn lực, trong những năm qua, tỉnh Sóc Trăng đã quan tâm đầu tư xây dựng các công trình giao thông có tác động tích cực đến phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Mới đây, Bộ GTVT chỉ đạo khẩn trương nâng cấp QL1 đoạn qua hai tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng có tổng kinh phí hơn 1.680 tỷ đồng, quy mô 4 làn xe cơ giới.

Dự kiến đến năm 2022 sẽ hoàn thành dự án nâng cấp, cải tạo QL1 đoạn từ TP Ngã Bảy (Hậu Giang) đến huyện Châu Thành (Sóc Trăng). Dự án có tổng chiều dài tuyến khoảng hơn 20km, điểm đầu của dự án nối vào tuyến QL1 mở rộng, đoạn Cần Thơ – Phụng Hiệp và điểm cuối của dự án nối vào QL1 mở rộng đoạn qua địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

Nhanh chóng nâng cấp QL1 đoạn từ TP Ngã Bảy (Hậu Giang) đến huyện Châu Thành (Sóc Trăng) mở đường bất động sản Sóc Trăng tăng trưởng hỏa tốc
Nhanh chóng nâng cấp QL1 đoạn từ TP Ngã Bảy (Hậu Giang) đến huyện Châu Thành (Sóc Trăng) mở đường bất động sản Sóc Trăng tăng trưởng hỏa tốc

Cách TP Cần Thơ 60km, Sóc Trăng có thể dễ dàng di chuyển đến các tỉnh thành lân cận. Ngoài các tuyến đường tỉnh và quốc lộ liên tục được nâng cấp, mở rộng, dự án cầu Đại Ngãi 1, cầu Đại Ngãi 2 bắc qua Cù Lao Dung đang trong quá trình xây dựng, khi hoàn thành sẽ thông thương Sóc Trăng và Trà Vinh từ đó tăng khả năng liên kết vùng, phục vụ nhu cầu đi lại, tiết kiệm thời gian, càng thúc đẩy giao lưu trao đổi hàng hóa.

Cầu Đại Ngãi nối liền Sóc Trăng - Trà Vinh sẽ gia tăng khả năng liên kết vùng của tỉnh Sóc Trăng
Cầu Đại Ngãi nối liền Sóc Trăng – Trà Vinh sẽ gia tăng khả năng liên kết vùng của tỉnh Sóc Trăng

Định hướng đến năm 2030, tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng là một trong ba tuyến cao tốc trục ngang khu vực ĐBSCL. Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng có tầm quan trọng góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông vùng, đáp ứng nhu cầu vận tải trên tuyến hành lang theo trục ngang dọc sông Hậu, kết nối các cảng biển tại Cần Thơ, cảng nước sâu Trần Đề của tỉnh Sóc Trăng, các trung tâm dịch vụ thương mại như Cần Thơ, Long Xuyên, Châu Đốc và các cửa khẩu quốc tế dọc tuyến biên giới giáp Campuchia.

Thúc đẩy kinh tế – văn hóa – xã hội Sóc Trăng phát triển đúng hướng, đúng nội lực, trở thành vệ tinh quan trọng cùng với TP Cần Thơ đưa BĐSCL trở thành vùng kinh tế hàng đầu cả nước, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản.

Lợi thế giao thông thủy và tiềm lực mạnh về kinh tế biển

Với 72km đường bờ biển cùng ba cửa sông lớn là Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh thông ra biển, Sóc Trăng là tỉnh có nhiều lợi thế và tiềm năng để phát triển kinh tế biển một cách bền vững tại ĐBSCL.

Cảng Trần Đề đóng vai trò quan trọng phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa liên vùng và cả nước
Cảng Trần Đề đóng vai trò quan trọng phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa liên vùng và cả nước

Nhằm tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch và đặc biệt là kinh tế biển tổng hợp, Sóc Trăng chủ trương sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của Nhà nước để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế biển, kể cả các công trình thuộc kết cấu hạ tầng lớn như cảng, đường giao thông, khu công nghiệp, bất động sản.

Trong giai đoạn 2016-2020, tổng vốn đầu tư trên địa bàn vùng biển lên đến khoảng 3.000 tỉ đồng, trong đó vốn ODA khoảng 1.000 tỉ đồng. Ngoài ra, bất động sản Sóc Trăng cũng nỗ lực thực hiện các dự án do địa phương quản lý đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội phục vụ sản xuất và ổn định đời sống dân cư, trong đó dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững có thể xem là một điển hình.

Trong đó, cảng cá Trần Đề là một trong 10 cảng cá lớn nhất của cả nước, có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế biển của tỉnh Sóc Trăng nói riêng và cả nước nói chung. Chính vì vậy, cảng Trần Đề được tỉnh Sóc Trăng chú trọng khai thác hiệu quả và đã được bổ sung vào quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam.

Tàu cá neo đậu tại cảng Trần Đề
Tàu cá neo đậu tại cảng Trần Đề

Tín hiệu sáng cho thị trường bất động sản Sóc Trăng

Hạ tầng hoàn thiện sẽ rút ngắn khoảng cách từ Sóc Trăng đến TP Cần Thơ, vùng kinh tế TP HCM và Đông Nam Bộ, giúp tiết kiệm chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh.

Với giao thông và kinh tế biển mở rộng, không chỉ tạo động lực phát triển cho Sóc Trăng, thu hút đa dạng các doanh nghiệp, nhà đầu tư khắp nơi mà còn tháo gỡ “điểm nghẽn” về vận tải biển của vùng ĐBSCL.

Kéo theo đó là thị trường nhà đất rất được quan tâm, khi doanh nghiệp tìm nơi đặt nhà xưởng, văn phòng làm việc; đối tượng lao động mua nhà an cư, các phân khúc bất động sản (BĐS) bán lẻ, cho thuê, kinh doanh lưu trú, nghỉ dưỡng… đều sôi động.

Bất động sản Sóc Trăng có những chuyển biến tích cực, xuất hiện nhiều điểm sáng cho nhà đâu tư
Bất động sản Sóc Trăng có những chuyển biến tích cực, xuất hiện nhiều điểm sáng cho nhà đâu tư

Từ năm 2017, thị trường bất động sản Sóc Trăng đã có được những chuyển biến tích cực, giá đất nền và nhà xây sẵn gia tăng đáng kể. Từ năm 2018 đến nay, bất động sản Sóc Trăng đã ghi nhận sự “chào sân” của hàng loạt ông lớn như: Tập đoàn FLC, Tập đoàn Youngone (Hàn Quốc)…

Nổi bật có dự án Vincom Shophouse Sóc Trăng đã đi vào hoạt động, Khu đô thị Mekong Centrer được đón nhận tích cực, quy hoạch dự án Khu đô thị mới Hồ Nước Ngọt và các khu dân cư của các chủ đầu tư lớn tại trung tâm và ven trung tâm đều ghi nhận sức hút ấn tượng ở cả lượng giao dịch và giá bán.

Sắp tới, trên trục đại lộ phồn vinh thuộc trung tâm TP Sóc Trăng sẽ có một dự án bất động sản quy hoạch hiện đại, ấn tượng, đáp ứng nhu cầu an cư tại phố thị và kinh doanh nhộn nhịp cho nhà đầu tư, dự báo mang tới sự sôi động cho thị trường bất động sản Sóc Trăng trong những tháng cuối năm 2020.

Leave a Comment

Scroll to Top