Những ngọn sóng đầu tư đổ vào Bạc Liêu

Không chỉ nổi tiếng với những giai thoại đã đi vào lịch sử, Bạc Liêu ngày nay còn được biết đến với những điểm sáng về tăng trưởng kinh tế, những dự án tầm cỡ quốc gia. Những ngọn sóng đầu tư liên tục đổ về Bạc Liêu ở đa dạng lĩnh vực đã mở ra không gian phát triển cho bất động sản, đặc biệt là các dự án khu đô thị, khu dân cư.

Bạc Liêu đón nhận hàng loạt những ngọn sóng đầu tư trong nước và quốc tế ở đa dạng lĩnh vực. Ảnh: sưu tầm
Bạc Liêu đón nhận hàng loạt nhà đầu tư trong nước và quốc tế ở đa dạng lĩnh vực. Ảnh: sưu tầm

Bạc Liêu hút nhà đầu tư nhờ vào điều kiện tự nhiên thuận lợi

Những năm gần đây, Bạc Liêu đã lặng lẽ vươn mình phát triển vô cùng mạnh mẽ, trở thành một cái tên thường xuyên được nhắc đến trên bản đồ kinh tế ĐBSCL và cả nước. Năm 2022 vừa qua, dù nền kinh tế chung cả nước chịu tác động không nhỏ từ lạm phát toàn cầu, Bạc Liêu vẫn đạt mức tăng trưởng kinh tế khá, đứng thứ 4/13 tỉnh thành ĐBSCL, thứ 15/63 so với cả nước; GRDP bình quân đầu người đạt 65,72 triệu đồng/người/năm. Đặc biệt phải kể đến tăng trưởng kinh tế năm 2019, Bạc Liêu đứng thứ 2 toàn vùng và dẫn đầu 13 tỉnh thành ĐBSCL năm 2020.

Để đạt được những thành tựu nổi bật về kinh tế – xã hội và trở thành tâm điểm của những ngọn sóng đầu tư, là nhờ vào sự khai thác đúng trọng tâm, hài hòa các nguồn lợi từ tự nhiên cùng với định hướng chiến lược đúng đắn, đột phá, đã mang đến cho Bạc Liêu cơ hội sánh vai cùng các tỉnh thành trọng điểm của vùng ĐBSCL với những dự án, công trình tầm cỡ quốc gia.

Bạc Liêu sở hữu vị trí giao thương thuận lợi khi được bao bọc bởi các tỉnh thành trọng điểm trong khu vực về phát triển khu công nghiệp, năng lượng tái tạo, sản xuất nông nghiệp, du lịch biển-đảo, du lịch văn hoá-tâm linh như Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau. Không chỉ thừa hưởng lợi thế phát triển, Bạc Liêu còn giữ vai trò là đầu mối giao thương, điểm trung chuyển nguyên liệu, hàng hoá giữa các địa phương này.

Nguồn lợi thiên nhiên dồi dào đã mang đến cơ hội phát triển các ngành kinh tế biển của Bạc Liêu. Ảnh: sưu tầm
Nguồn lợi thiên nhiên dồi dào đã mang đến cơ hội phát triển các ngành kinh tế biển của Bạc Liêu. Ảnh: sưu tầm

Nằm dọc trên tuyến đường hành lang ven biển thuộc tiểu vùng phía Nam ĐBSCL với đường bờ biển dài 56km, sở hữu ngư trường rộng lớn 40.000km2, 3 vùng sinh thái mặn-ngọt-lợ, 4 cửa sông lớn cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào về thuỷ hải sản, năng lượng gió, mặt trời đã tạo điều kiện cho Bạc Liêu phát triển mạnh và thu hút đầu tư vào các ngành kinh tế biển, du lịch biển, công nghiệp năng lượng, nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp chế biến thuỷ hải sản, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao… 

Bên cạnh đó, quy hoạch phát triển kinh tế tầm nhìn đến năm 2030 với định hướng Bạc Liêu sẽ trở thành một trung tâm đô thị – công nghiệp, thương mại dịch vụ và nông nghiệp hiện đại, phát triển cân bằng và bền vững với 3 vùng kinh tế trọng điểm chính là tiền đề quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và đẩy mạnh thu hút đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI.

5 lĩnh vực mũi nhọn đón sóng đầu tư

Nếu như trước đây, hằng năm Bạc Liêu chỉ thu hút khoảng 40 hồ sơ đăng ký đầu tư, nghiên cứu, khảo sát lập đề xuất dự án đầu tư thì từ năm 2018 đến nay, con số các nhà đầu tư đăng ký đã tăng lên đáng kể. Luỹ kế tính đến cuối tháng 11/2022, Bạc Liêu đã thu hút đầu tư 184 dự án ở đa dạng lĩnh vực. Trong đó, có 167 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký hơn 53 nghìn tỷ đồng, 17 dự án nước ngoài với tổng vốn đăng ký hơn 4,5 tỷ USD. Và khoảng 20 doanh nghiệp FDI, với tổng vốn đầu tư bình quân vài chục triệu USD/doanh nghiệp đang đầu tư, hoạt động tại Bạc Liêu.

Trong đó, có 5 lĩnh vực trụ cột đang được tỉnh xúc tiến đầu tư gồm: (1) phát triển nông nghiệp, trọng tâm là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nâng cao hiệu quả sản xuất tôm, lúa gạo; (2) công nghiệp với trọng tâm là năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) và điện khí; (3) du lịch; (4) thương mại dịch vụ, giáo dục, y tế chất lượng cao và (5) phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng – an ninh. Bên cạnh đó là các dự án hạ tầng giao thông và bất động sản. 

Với tiềm năng sẵn có về nguồn năng lượng gió, năng lượng mặt trời cùng mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững, Bạc Liêu đã chọn năng lượng tái tạo là một trong những lĩnh vực ưu tiên phát triển hàng đầu. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 8 dự án điện gió đã hoàn thành và đi vào hoạt động, với công suất gần 470MW, đứng thứ 3 cả nước năm 2022. Và 27 dự án điện gió khác, với tổng công suất hơn 5.000MW đang được trình bổ sung quy hoạch điện VIII của quốc gia. Đặc biệt là dự án Nhà máy Điện gió Bạc Liêu, với quy mô công suất 99,2 MW, là dự án điện gió trên biển duy nhất của nước ta tính đến thời điểm hiện tại. 

Khu vực được quan tâm và hiện có 5 dự án về năng lượng sạch đã hoạt động và được đầu tư, đó là huyện Hoà Bình với 3 nhà máy điện gió đang hoạt động là Nhà máy điện gió Kosy, Nhà máy điện gió Hòa Bình 1 và Hòa Bình 5. Trong đó, Nhà máy điện gió Hòa Bình 5 (giai đoạn 1) có tổng mức đầu tư gần 3.700 tỷ đồng, là dự án nhà máy điện gió quy mô lớn trên đất liền tại khu vực ĐBSCL.

Dự án Nhà máy điện khí LNG 4 tỷ USD Bạc Liêu lớn nhất vùng ĐBSCL. Ảnh: sưu tầm
Dự án Nhà máy điện khí LNG 4 tỷ USD Bạc Liêu lớn nhất vùng ĐBSCL. Ảnh: sưu tầm

Về điện khí, năm 2020, Bạc Liêu dẫn đầu cả nước về thu hút FDI với dự án Điện khí LNG quy mô công suất 3.200MW, tổng vốn đầu tư 4 tỷ USD được đầu tư trực tiếp 100% vốn nước ngoài. Đây là dự án lớn nhất vùng ĐBSCL từ trước đến nay, đã được Thủ tướng Chính phủ bổ sung vào Quy hoạch điện VII của Quốc gia. 

Có thể nói, các dự án năng lượng trên địa bàn tỉnh là những dự án động lực, góp phần vào sự tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ về kinh tế – xã hội Bạc Liêu, đưa Bạc Liêu đến gần hơn với khát vọng trở thành một trong những trung tâm năng lượng sạch của quốc gia. Không chỉ riêng công nghiệp năng lượng, Bạc Liêu còn đạt được nhiều thành tựu nổi bật ở lĩnh vực thuỷ sản.

Kim ngạch xuất khẩu tôm của Bạc Liêu năm 2022 đạt 853 triệu USD, đạt 92,74% so với kế hoạch, Bạc Liêu hiện là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước trong sản xuất tôm giống chất lượng cao, chiếm hơn 50% của vùng ĐBSCL và khoảng 20% cả nước. đóng góp không nhỏ vào kim ngạch cả nước. 

Bạc Liêu phấn đấu trở thành “thủ phủ” tôm cả nước.
Bạc Liêu phấn đấu trở thành “thủ phủ” tôm cả nước. Ảnh: sưu tầm

Toàn tỉnh có 188 cơ sở sản xuất tôm giống và 33 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu. Bạc Liêu phấn đấu đến năm 2023 tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản đạt 507.000 tấn, tăng thêm khoảng 10% so với năm 2022; trong đó, sản lượng tôm đạt 257.000 tấn và đề ra chỉ tiêu xuất khẩu tôm đạt 1 tỷ USD. 

Nhờ vào thế mạnh về nguồn nguyên liệu dồi dào, điều kiện thiên nhiên thuận lợi, diện tích nuôi tôm siêu thâm canh ngày càng được mở rộng, nhiều nhà máy chế biến thủy sản được đầu tư nâng cao công suất và xây dựng mới với quy mô lớn, ứng dụng công nghệ hiện đại, đã, đang và sẽ đưa ngành tôm Bạc Liêu chinh phục thêm nhiều thành tựu mới ở lĩnh vực xuất nhập khẩu, hướng đến mục tiêu trở thành “thủ phủ” ngành tôm của cả nước. Kỳ vọng trong tương lai sẽ có nhiều đơn vị, doanh nghiệp, nhà đầu tư đến với tỉnh Bạc Liêu ngày càng nhiều hơn.

Ở lĩnh vực du lịch, Bạc Liêu cũng là điểm đến của đông đảo nhà đầu tư và du khách với hơn 40 điểm tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng; đa dạng các loại hình như du lịch biển Bạc Liêu, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch văn hóa… đang trở thành xu hướng du lịch của du khách trong và ngoài khu vực.

Năm 2022, du lịch Bạc Liêu đã đón hơn 3,5 triệu lượt khách trong nước và quốc tế, đạt 111% kế hoạch, tăng 153% so với năm 2021; đóng góp 3.250 tỷ đồng doanh thu, đạt khoảng đạt 108% kế hoạch, tăng 155% so với năm 2021. Xét về quy mô số lượng du khách hàng năm và doanh thu từ du lịch, Bạc Liêu hiện đang đứng thứ 5/13 so với các tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL.

Bên cạnh những điểm du lịch, tham quan nổi tiếng như Mẹ Nam Hải, khu du lịch Nhà Mát, nhà công tử Bạc Liêu, nhà hát Cao Văn Lầu… dự án khu nhà ở mật độ cao – khu đô thị du lịch sinh thái hỗn hợp Bạc Liêu với quy mô 400 ha là một trong những dự án tiêu biểu, góp phần vào việc nâng tầm du lịch Bạc Liêu, được quy hoạch bài bản gồm nhiều hạng mục du lịch nghỉ dưỡng cao cấp như khách sạn 5 sao, sân golf tiêu chuẩn quốc tế, trung tâm hội nghị – nhà hát và khu đô thị thương mại cao cấp tạo nên điểm nhấn nổi bật tại khu vực ĐBSCL. 

Đóng vai trò là cầu nối giao thương giữa các tỉnh thành trong khu vực, thu hút nhà đầu tư, dân cư, người lao động và khách du lịch, có thể nói các dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp hạ tầng giao thông chính là động lực, là tiền đề để kinh tế Bạc Liêu tăng trưởng bứt phá trong thời gian tới. 

Hạ tầng giao thông là động lực phát triển kinh tế - xã hội của toàn vùng ĐBSCL nói chung, Bạc Liêu nói riêng
Hạ tầng giao thông là động lực phát triển kinh tế – xã hội của toàn vùng ĐBSCL nói chung, Bạc Liêu nói riêng

Bạc Liêu có 2/7 tuyến cao tốc đường bộ miền Tây gồm cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu dài 58km, tổng mức đầu tư khoảng 22.737 tỷ đồng (đoạn đi qua Bạc Liêu dài 36km) sẽ được triển khai giai đoạn 2023 – 2030; và cao tốc Cần Thơ – Cà Mau dài 110km, tổng mức đầu tư hơn 27.500 tỷ đồng đã khởi công từ tháng 1/2023, dự kiến cơ bản hoàn thành năm 2025, đưa vào sử dụng năm 2026. Hai Dự án có ý nghĩa chiến lược trong việc kết nối giao thương kinh tế giữa Bạc Liêu với 13 tỉnh, thành trong khu vực, đặc biệt là các tỉnh thành trọng điểm của vùng ĐBSCL và cả nước như TP Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau. 

Các dự án hạ tầng tại địa phương cũng đang được gấp rút triển khai thực hiện nhằm tăng tốc phát triển kinh tế Bạc Liêu và đẩy mạnh thu hút đầu tư. Tuyến vành đai ven biển dài 740km kết nối từ TPHCM và đi qua 7 tỉnh ĐBSCL quy hoạch giai đoạn 2021-2025. Có ý nghĩa trong việc giao thương, vận chuyển hàng hóa ven biển bằng đường bộ giữa các tỉnh, thành.

Dự án nâng cấp cảng cá Gành Hào thành 1/16 cảng loại I cả nước với tổng mức đầu tư 270 tỷ đồng nhằm đáp ứng nhu cầu bốc xếp hàng hóa, thủy hải sản cho tàu thuyền có công suất đến 600CV và phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá của địa phương, giúp Bạc Liêu đẩy mạnh đánh bắt, vận chuyển thủy hải sản bằng đường biển. Cùng với đó là dự án xây dựng cầu qua sông Gành Hào nối tỉnh Cà Mau với tỉnh Bạc Liêu, tổng mức đầu tư 650 tỷ đồng, đang từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông theo quy hoạch.

Ngoài ra, nhiều dự án hạ tầng giao thông nổi bật như nâng cấp quốc lộ 1A, xây dựng bến xe khách Bạc Liêu 50.000m2, xây dựng cầu Bạc Liêu 4, cầu Bạc Liêu 5… cũng góp phần quan trọng vào việc tăng tính kết nối, cùng với các dự án giao thông trọng điểm hình thành mạng lưới giao thương đồng bộ và chặt chẽ, tạo động lực cho phát triển kinh tế – xã hội Bạc Liêu và các tỉnh thành trong khu vực.

Phát triển kinh tế kéo theo nhu cầu nhà ở tăng cao

Giao thông đồng bộ hiện đại cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế, đã mở ra cơ hội phát triển của thị trường bất động sản. Hàng loạt doanh nghiệp bất động sản đã đổ bộ đầu tư về Bạc Liêu với các dự án khu đô thị, khu dân cư hiện đại và ngày càng đột phá về quy hoạch, thiết kế, chất lượng sản phẩm…

Tỷ lệ thuận với sự phát triển kinh tế – xã hội Bạc Liêu là sự mở rộng của không gian đô thị và gia tăng của số lượng dân cư, người lao động. Nhu cầu an cư cũng vì thế mà ngày càng tăng cao, đòi hỏi trên địa bàn tỉnh phải có những dự án khu dân cư đi đầu trong việc kiến tạo cuộc sống mới cho người dân, trở thành dự án kiểu mẫu về hạ tầng, tiện ích… như Khu dân cư ven sông Hòa Bình – Hòa Bình Riverside.

Hòa Bình Riverside là khu dân cư kiểu mẫu đầu tiên tại huyện Hòa Bình, Bạc Liêu
Hòa Bình Riverside là khu dân cư kiểu mẫu đầu tiên tại huyện Hòa Bình, Bạc Liêu

Dự án Hòa Bình Riverside tọa lạc ở trung tâm huyện Hòa Bình – thuộc vùng đô thị – công nghiệp – dịch vụ, vùng động lực của tỉnh Bạc Liêu, sở hữu vị trí tam cận đắc lộc: cận thị – cận giang – cận lộ, là dự án kiểu mẫu của huyện Hòa Bình về điện âm nước máy, hoàn thiện về pháp lý, hạ tầng đồng bộ, kết nối đầy đủ tiện ích… sẵn sàng cho cư dân xây dựng cuộc sống mới và nhanh chóng chuyển nhượng cho nhà đầu tư.

Hiện nay, dự án đang thu hút sự chú ý của đông đảo nhà đầu tư và khách hàng an cư bởi phương thức thanh toán linh hoạt phù hợp với từng kế hoạch tài chính của người mua, chính sách chiết khấu cao đến 10% mang đến lợi nhuận tức thì cho nhà đầu tư. Đặc biệt là chương trình tặng 1.000 bao xi măng trị giá 85 triệu đồng cho khách hàng xây dựng nhà ngay.

ĐƠN VỊ PHÁT TRIỂN DỰ ÁN: TỔNG CÔNG TY ĐẤT XANH MIỀN TÂY

Hotline: 0898 33 11 79

Địa chỉ: 139 Trần Hưng Đạo, P. An Phú, Q. Ninh Kiều, TP Cần Thơ

Website: http://hoabinhriverside.com

Leave a Comment

Scroll to Top