Đại dịch Covid-19 đã tạo làn sóng hồi hương của một bộ phận người dân nhập cư. Họ rời các thành phố hoa lệ mang theo bao nỗi niềm, nhưng mong muốn quan trọng hơn cả đó là được trở về với quê hương, với gia đình và an cư lạc nghiệp tại chính nơi mình sinh ra.
Người lao động và làn sóng hồi hương
Trong những ngày đầu tháng 10 riêng các tỉnh miền Tây tiếp nhận khoảng hơn 100.000 công dân và người lao động hành hương về quê. Các tỉnh cao điểm đón nhận lên đến 20.000 – 40.000 người như Kiên Giang, An Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp. Tình trạng này mang đến nhiều thách thức trong công tác tiếp nhận, bố trí nơi ở, kiểm soát dịch bệnh, cũng như tạo cơ hội việc làm ổn định cho họ tại quê nhà.
Ở phương diện ngược lại, đây cũng sẽ là cơ hội để các tỉnh thành miền Tây tái cơ cấu nguồn lực lao động, tạo thêm cơ hội việc làm cho người lao động, đặc biệt là thu hút nhân sự có tay nghề cao, đã từng làm việc tại các khu chế xuất, khu công nghệ cao tại các trung tâm kinh tế lớn như TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai…
Miền Tây là khu vực có tình trạng di dân cao, trong 10 năm trở lại đây đã có khoảng 1,3 triệu người di cư đến TPHCM và các tỉnh Đông Nam bộ để mưu sinh, lập nghiệp. Nhưng làn sóng hồi hương do ảnh hưởng của Covid-19 thời gian qua đã phản chiếu một bức tranh hoàn toàn khác. Đã có sự thay đổi đáng kể trong quan điểm và tư duy của người lao động về một nơi an cư, lập nghiệp lý tưởng. Đó là mong muốn được trở về quê nhà, cuộc sống trong lành, an toàn cho sức khỏe và có một công việc với thu nhập ổn định, không nhất thiết phải bon chen nơi xứ người.
Xu hướng “Ly nông bất ly hương”
Triển vọng thu hút đầu tư của các tỉnh miền Tây trong đó có Hậu Giang mở ra cơ hội tận dụng nguồn lao động chất lượng cao dồi dào từ làn sóng “ly hương” để phục vụ cho nhu cầu tái cơ cấu kinh tế. Đặc biệt là chương trình phát triển công nghiệp và logistics giai đoạn 2021-2025 đã chính thức “lăn bánh” với nhiều dự án quy mô lớn mang đến cơ hội trước mắt và lâu dài cho người lao động, cụ thể:
Trong năm 2021 Hậu Giang chi gần 2.300 tỷ đồng cho Chương trình phát triển công nghiệp và logistics, phấn đấu thành lập mới 01 khu công nghiệp, đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng 01 trung tâm logistics; Hoàn thành 4 dự án giao thông thủy, bộ như: đường nối thị trấn Ngã Sáu đến đường Nam Sông Hậu; đường tỉnh 931; đường tỉnh 926B kết nối với tuyến Quản Lộ Phụng Hiệp, tỉnh Sóc Trăng.
Tổng kinh phí thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp và logistics tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 – 2025 dự kiến chi hơn 113.062 tỷ đồng.
Trong đó, đến năm 2025 tỉnh Hậu Giang đề ra mục tiêu hình thành 3 trung tâm logistics lớn gồm: Trung tâm logistics Mekong, Khu trung tâm logistics Hậu Giang, Trung tâm Logistics Nông sản xuất khẩu Hậu Giang.
Đặc biệt tỉnh đề xuất quy hoạch 10 khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 3.900 ha giai đoạn 2021-2025. Cụ thể: KCN Đông Phú (giai đoạn 2 – 3), Khu công nghiệp Sông Hậu (giai đoạn 2-3) và KCN Phú Tân tại huyện Châu Thành; KCN Nhơn Nghĩa A, Tân Phú Thạnh (giai đoạn 2), KCN Tân Hòa tại huyện Châu Thành A và KCN Long Thạnh huyện Phụng Hiệp.
Song song với đề xuất quy hoạch KCN, Hậu Giang cũng đề xuất 6 khu vực có vị trí liền kề khu công nghiệp để xây dựng các khu đô thị – dịch vụ, tái định cư, dân cư phục vụ KCN có diện tích khoảng 654 ha.
Còn về dài hạn, giai đoạn 2026-2030, Hậu Giang đề xuất quy hoạch thêm 2 KCN là Phú Hữu (giai đoạn 1) và KCN Tân Thành.
Cơ hội phát triển các khu dân cư phụ cận KCN
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có 2 KCN và 8 cụm công nghiệp tập trung với tổng diện tích là 1.269 ha. Trong đó hai KCN đang hoạt động với tổng diện tích 490 ha, đó là KCN Sông Hậu (290 ha) và KCN Tân Phú Thạnh (200 ha) đạt tỷ lệ lấp đầy trên 70% với khoảng 24.314 lao động đang làm việc. Ước tính năm 2030 sẽ có khoảng 38.500 lao động làm việc tại khu vực này.
Những con số “biết nói” kể trên là tín hiệu tích cực mở ra cơ hội an cư lạc nghiệp ngay chính quê nhà cho người lao động hồi hương. Đồng thời, với hàng loạt các tín hiệu khả quan như tiến độ bao phủ vaccine ngừa Covid-19; đề xuất Gói hỗ trợ và phục hồi kinh tế 800.000 tỷ đồng (cho năm 2022) thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển trong đó có đầu tư công – cơ sở hạ tầng giao thông, khu công nghiệp, xuất khẩu, logistics… Các yếu tố kể trên đã tạo lực cho thị trường bất động sản tái khởi động, đặc biệt tại khu vực đang phát triển mạnh cơ sở hạ tầng giao thông và KCN sôi nổi như Hậu Giang.
Một trong những khu dân cư phục vụ nhu cầu an cư gần các KCN phải kể đến dự án KDC Vạn Phát Sông Hậu, tọa lạc tại mặt tiền quốc lộ 91C và mặt tiền sông Hậu, sát bên Trung tâm logistics xuất khẩu nông sản Hậu Giang và KCN Sông Hậu.
Nằm trong khu vực thị trấn Mái Dầm – thời gian qua thu hút nhiều dự án lớn, ngoài ra dọc theo trục Nam Sông Hậu là các cụm nhà máy, xí nghiệp, Trung tâm nhiệt điện Sông Hậu, cảng Cái Cui và cảng Vinalines, hình thành khu vực sản xuất, kinh doanh thương mại sầm uất bậc nhất tỉnh Hậu Giang.
KDC Vạn Phát Sông Hậu được phát triển đồng bộ về hạ tầng và tiện ích nội khu đa dạng, có thể kể đến như công viên trung tâm dự án, bến tàu thương mại ven sông, trường mầm non… Đặc biệt dự án sở hữu không gian trong lành thoáng mát bên dòng sông Hậu sẽ trở thành nơi an cư lý tưởng cho quý cư dân, đặc biệt là các gia đình trẻ có con nhỏ và phù hợp cả những gia đình đa thế hệ.
Sở hữu tiện ích nội ngoại khu đầy đủ, kết nối giao thương, pháp lý sổ đỏ từng nền, mức giá chỉ từ vài trăm triệu đến trên 1 tỷ đồng/nền, ngân hàng hỗ trợ vay đến 50%, KDC Vạn Phát Sông Hậu phù hợp với khả năng của nhiều đối tượng khách hàng. Ngoài ra khi đầu tư dự án KDC Vạn Phát Sông Hậu, quý khách hàng được cam kết lợi nhuận tối thiểu 12%/năm (sau 6 tháng) – hơn gấp hai lần lãi suất tiền gửi.
Dự án mở ra cơ hội an cư ngay tại quê nhà cho bà con miền Tây bên cạnh đó là cơ hội việc làm tại các khu và cụm công nghiệp trên địa bàn thị trấn Mái Dầm tỉnh Hậu Giang.