Giai đoạn 2010-2020, ĐBSCL gặt hái được nhiều thành tựu đặc biệt là loạt công trình “khủng” từ chính sách đầu tư của Chính phủ vào hạ tầng giao thông. Nhờ đó thị trường bất động sản miền Tây hội tụ nhiều nội lực để bước vào thập niên thịnh vượng.
Dõi theo chính sách đầu tư hạ tầng của Chính phủ – Đầu tư bất động sản miền Tây
Tầm nhìn đến năm 2050 của vùng ĐBSCL được xác định theo hai khía cạnh, “nơi sống tốt” khi nhìn từ bên trong vùng và “nơi đáng đến” khi nhìn từ ngoài vùng. Còn trong thời kỳ quy hoạch 2021-2030, sẽ tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông của ĐBSCL phát triển đột phá, vượt bậc tạo đà tăng trưởng bất động sản miền Tây.
Quy hoạch vùng ĐBSCL giai đoạn 2021-2030 đã xác định 153 dự án đầu tư. Trong đó, có 32 dự án giao thông trọng điểm kinh phí 95.000 tỉ đồng, 13 dự án liên kết nội vùng có tổng mức đầu tư 26.731 tỉ đồng, 7 tuyến cao tốc trục dọc ngang liên vùng gần 1.000km kinh phí 150.000 tỉ đồng… góp phần tạo nên sức bật mới cho ĐBSCL xứng đáng là vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, thúc đẩy bất động sản miền Tây phát triển bứt phá.
Trong đó, đến năm 2025 ưu tiên triển khai đầu tư các tuyến cao tốc như TP HCM đến Cà Mau; An Hữu – TP Cao Lãnh – cầu Vàm Cống – Rạch Giá; Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng (đến cảng Trần Đề), tuyến Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu… và nâng cấp các tuyến Quốc Lộ 30, 53, 54, 57, 61.
Ngoài các tuyến giao thông kể trên khu vực còn đón tin vui khi 3 cầu nối qua sông Cần Giuộc, Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây trên trục Động Lực nối TPHCM – Long An – Tiền Giang được điều chỉnh vốn từ 2.300 tỷ đồng lên 3.600 tỷ đồng, …
Về hàng hải, Bộ Giao thông Vận tải ủng hộ phát triển mạnh cảng quốc tế Long An; ủng hộ Trà Vinh xây dựng cảng tổng hợp Trà Vinh duyên hải; ủng hộ Cà Mau kêu gọi nhà đầu tư vào cảng Cầu Vai. Riêng cảng Trần Đề của Sóc Trăng cũng đang xúc tiến đầu tư…
Về hàng không sẽ nâng cấp Cảng Hàng không quốc tế Cần Thơ, mở rộng Cảng Hàng không quốc tế Phú Quốc… nhằm giảm chi phí logistics, hỗ trợ hiệu quả sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông, thủy hải sản của vùng.
Sự phát triển hạ tầng giao thông đã góp phần đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa, đặc biệt là thu hút đầu tư vào bất động sản miền Tây.
Bất động sản miền Tây: Hành trình lớn lên cùng hạ tầng giao thông
Thị trường bất động sản miền Tây nóng lên từ khoảng năm 2014 với một số dự án nghỉ dưỡng của các chủ đầu tư lớn tại Phú Quốc (Kiên Giang), sau đó, làn sóng đầu tư bắt đầu lan sang các tỉnh thành nhiều tiềm năng khác như Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang…
Đặc biệt, từ 2018 đến nay, ĐBSCL nói chung và bất động sản miền Tây nói riêng đã đón nhận sự góp mặt của nhiều tập đoàn lớn ngành địa ốc như Vin, CEO, Sun, FLC, Văn Phú Invest, Nam Long, LDG, T&T, Đất Xanh, Tân Á Đại Thành, KITA, Cát Tường… với loạt dự án ở các phân khúc khác nhau, trong đó phải kể đến các dự án đại đô thị, góp phần nâng tầm diện mạo bất động sản miền Tây đồng thời thay đổi xu hướng và thị hiếu sở hữu bất động sản của bà con miền Tây.
Đi cùng với hoạt động đầu tư của các “ông lớn” là làn sóng đón đầu thị trường của giới đầu tư. Không chỉ khách bản địa mà cả nhà đầu tư từ TPHCM, Hà Nội, Bình Dương, … cũng đổ về đây khiến giá nhà đất tăng rõ rệt.
Báo cáo từ Hội môi giới BĐS Việt Nam cho thấy, tính từ 2019 đến nay, giá BĐS tại nhiều tỉnh miền Tây đã tăng từ 30-35%, trong đó một số dự án tiến độ xây dựng nhanh và chủ đầu tư có tiềm lực đã thay đổi hoàn toàn diện mạo dự án, khiến thanh khoản tăng và giá tăng đến 100% chỉ trong hai năm.
Trong năm 2021, dưới ảnh hưởng từ dịch bệnh, dù giao dịch BĐS bị chững lại (đạt tỷ lệ giao dịch đạt khoảng 40% trên tổng nguồn cung 10.200 sản phẩm toàn thị trường) nhưng bước sang đầu năm 2022 giá nhà tại trung tâm đô thị, đặc biệt tại Cần Thơ đã tăng 15-20% cho thấy mức độ quan tâm đầu tư bất động sản và nhu cầu ở thực vẫn hiện hữu tại thị trường này.
Còn về đất dự án, theo ghi nhận của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, tại ĐBSCL những dự án được đầu tư tốt, hoàn thành hạ tầng và có đầy đủ pháp lý (có sổ đỏ) được các nhà đầu tư quan tâm và giao dịch mạnh. Bước sang đầu năm 2022 một số chủ đầu tư bất động sản miền Tây đã tăng giá bán từ 10-15%, nhất là những dự án gần khu công nghiệp, gần các tuyến đường mới mở, sẽ mở và các dự án khu đô thị quy hoạch hiện đại, tiện ích đa dạng và đảm bảo tiến độ xây dựng.
Xét riêng lĩnh vực bất động sản đô thị, TP Cần Thơ đang thể hiện lợi thế khi xuất hiện khá nhiều các khu đô thị hiện đại, đề cao xây dựng môi trường sống xanh. Các chủ đầu tư đã quan tâm nhiều hơn đến chiến lược phát triển bền vững trong các sản phẩm nhà ở, nhằm gia tăng giá trị và tạo lợi thế cạnh tranh cho dự án để thu hút đông đảo cư dân về sinh sống, mang đến sức sống mới cho những dự án bất động sản miền Tây trước đây, điển hình nhất có thể kể đến Đại đô thị Stella Mega City Cần Thơ.
Stella Mega City gây tiếng vang khi đưa những tiêu chuẩn xanh vào đô thị, hiện thực hóa cuộc sống gắn liền thiên nhiên của người miền Tây. Dự án sở hữu hệ thống 12.000 cây xanh nội khu cùng công viên Nhật Bản Zen Garden, Sân tập Golf đã hiện hữu; một số tiện ích đẳng cấp như Cổng Ánh sáng, Đại lộ Ánh sáng, Học viện Golf.
Đặc biệt cổng chính dự án liền kề công trình Đền thờ Vua Hùng và đã hiện hữu dãy shophouse mặt tiền sang trọng, đẳng cấp, là mơ ước của nhiều người khi lựa chọn tổ ấm cho mình.
Hiện tại, các hạng mục công trình và tiện ích tại Stella Mega City hoàn thiện theo đúng tiến độ cam kết. Thời gian tới, chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hệ sinh thái dịch vụ, thương mại đẳng cấp tại đây, để những chủ nhân đã sở hữu Stella Mega City được đón nhận những giá trị xứng đáng mà mình đã bỏ tiền mua.
Hội tụ đầy đủ các yếu tố pháp lý minh bạch, hạ tầng đồng bộ, tiện ích đỉnh cao, Đại đô thị Stella Mega City tiếp tục thu hút đông đảo nhà đầu tư kể cả tại TP HCM và Hà Nội vào bất động sản miền Tây; đặc biệt trong bối cảnh hạ tầng khu vực đang được chú trọng đầu tư, nhanh chóng hoàn thiện để cả miền Tây cất cánh hướng đến kỉ nguyên thịnh vượng.
Chiêm ngưỡng diện mạo mới của dự án Stella Mega City