Bất động sản Bến Tre được nhiều khách hàng và nhà đầu tư quan tâm bởi giá mềm và đầy tiềm năng tăng trưởng.
Tình hình kinh tế của Bến Tre trong những năm qua
Bến Tre là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là 2.360 km2, được hợp thành bởi cù lao An Hóa, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ thành (sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên).
Bến Tre cách thành phố Hồ Chí Minh 86 km, cách thành phố Cần Thơ 120 km, phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, phía Đông giáp biển Đông.
Tỉnh Bến Tre có 4 con sông lớn chảy qua là: Mỹ Tho, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên. Tỉnh Bến Tre có khoảng 1,255 triệu người với 64,5% dân số trong độ tuổi lao động. Bên cạnh đó, tỉnh có hai trường Cao đẳng và trên 60 cơ sở dạy nghề.
Trong năm 2010, ngành công nghiệp trên đà phát triển, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 3.710 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp trong nước đạt 3.359,5 tỷ đồng, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 350,5 tỷ đồng, sản phẩm chủ yếu là thuỷ hải sản, các sản phẩm chế biến từ dừa, thủ công mỹ nghệ.
Bến Tre đã hình thành khu công nghiệp Giao Long và khu công nghiệp An Hiệp đưa vào hoạt động thu hút được 25 dự án với tổng vốn đầu tư là 283,5 triệu USD, trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có 14 dự án, vốn đầu tư trong nước có 11 dự án, đến nay đã có 13 dự án đã đi vào hoạt động ổn định.
Hai cụm công nghiệp mới hình thành là Cụm công nghiệp Phong Nẫm, huyện Giồng Trôm và Cụm công nghiệp Ba Tri, huyện Ba Tri. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ đạt 15.200 tỷ tăng 21,28% so với cùng kỳ. Toàn tỉnh hiện có 175 chợ bao gồm 01 chợ cấp I, 8 chợ cấp II và 166 chợ cấp III và chợ tạm. Ngoài hệ thống chợ truyền thống, loại hình thương mại hiện đại cũng đang từng bước hình thành với các dự án: Trung tâm thương mại Bình Đại, Ba Tri và Châu Thành.
Tình hình phát triển bất động sản Bến Tre
Chính phủ, các bộ ngành Trung ương và sự nỗ lực quyết tâm của toàn hệ thống chính trị địa phương đã tập trung mọi nguồn lực đưa ra những giải pháp đồng bộ, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, đầu tư xây dựng mới nhiều công trình và mở rộng nhiều tuyến đường trọng điểm, đặc biệt là Cầu Rạch Miễu và cầu Hàm Luông.
Việc tăng trưởng và phát triển đô thị kéo theo các thương mại dịch vụ khác được hình thành, trong đó có thị trường bất động sản Bến Tre và đất nền Bến Tre phát triển với những thành tựu đáng kể, đây là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội.
Với chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng, trong đó có lĩnh vực nhà ở và thị trường bất động sản, Ngành xây dựng nói chung và Sở Xây dựng Bến Tre nói riêng đã tích cực phát huy có hiệu quả mọi nguồn lực về chuyên môn nghiệp vụ tập trung vào công tác chỉnh trang, sửa chữa và xây mới các công trình công cộng và dân dụng, các khu dân cư mới, khu tái định cư, các khu công nghiệp và các cơ sở công nghiệp – thương mại – dịch vụ.
Tổng quan về các dự án bất động sản Bến Tre tiêu biểu đã thực hiện trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua: Khu nhà ở Ao sen – Chợ chùa tọa lạc tại phường Phú Tân, thành phố Bến Tre, đây là dự án đầu tiên trong lĩnh vực bất động sản của tỉnh được triển khai xây dựng năm 2002.
Tiếp đến là các dự án: Khu dân cư 225, phường 7 và xã Bình Phú, thành phố Bến Tre; khu dân cư Sao Mai, phường 7 thành phố Bến Tre; Khu dân cư Phú Dân, xã Phú Hưng, thành phố Bến Tre; Khu tái định cư công an tỉnh, phường 7 thành phố Bến Tre; Khu dân cư Mỹ Thạnh An, xã Mỹ Thạnh An, thành phố Bến Tre; khu Đô thị mới Việt Sinh An Bình tại thị trấn Ba Tri hoàn thành trong năm 2012.
Ngoài ra còn có thị trường đất công nghiệp, khu công nghiệp tập trung như khu công nghiệp Giao Long; An Hiệp, thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư (Hàn quốc, Thái Lan, Nhật, Đài Loan, Indonesia, Malaysia…) hai khu này giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 17.000 công nhân tại địa phương. Việc các dự án đã hình thành và phát triển tạo nên sức sống mới của một đô thị hiện đại.
Các dự án đã hoàn thành gần đây trong năm 2011- 2012 lượng cung không đáp ứng được lượng lớn nhu cầu, sức mua tăng cao, đến nay chủ đầu tư không còn nền nhà để chuyển nhượng cho khách hàng tại Dự án Khu đô thị mới Việt Sinh An Bình và khu dân cư Mỹ Thạnh An.
Trên thực tế, nhu cầu về nhà ở của người dân Bến Tre không ngừng gia tăng với dân số trên 1,3 triệu người và trên 65% đang ở tuổi lao động, có rất nhiều đôi vợ chồng trẻ muốn có nhà riêng để ở. Do vậy các dự án đầu tư bất động sản Bến Tre nếu có giá thành phù hợp như hiện nay sẽ đáp ứng được nhu cầu cho các đối tượng nêu trên.
Qua 10 năm hội nhập và phát triển, cho thấy số lượng giao dịch bất động sản Bến Tre đã được cơ quan Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận hàng năm liên tục gia tăng liên tục cụ thể: Trong năm 2002 số lượng giao dịch chuyển nhượng bất động sản Bến Tre trung bình trên 100 trường hợp/tháng; tại các huyện trên 50 trường hợp/tháng.
Đến năm 2012 tại thành phố Bến Tre trung bình trên 250 trường hợp/tháng; tại các huyện trên 100 trường hợp/tháng. Qua khảo sát về số lượng chuyển nhượng bất động sản tại các huyện, thành phố Bến Tre có giá trị dưới 500 triệu đồng là 65%, bất động sản có giá trị trên 500 triệu đồng là 35%. Lực lượng doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đăng ký tham gia đầu tư vào các dự án bất động sản Bến Tre ngày càng gia tăng.
Theo đánh giá của các chuyên gia thị trường bất động Bến Tre luôn được công khai, minh bạch, là thị trường ổn định đầy tiềm năng luôn hấp dẫn các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, còn yếu tố quan trọng khiến các nhà đầu tư bất động sản Bến Tre là do cơ chế và chính sách thông thoáng của chính quyền địa phương, luôn khuyến khích, ưu đãi các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển vào lĩnh vực bất động sản Bến Tre.
Giải pháp cho bất động sản Bến Tre
Một là, quỹ đất cho các nhà đầu tư, đặc biệt là cho các nhà đầu tư nuôi trồng thủy sản, phát triển nông nghiệp công nghệ cao và đất ưu tiên cho công nghiệp chế biến, cơ khí phục vụ nông nghiệp, xây dựng thành phố trung tâm. Quy hoạch xây dựng phát triển khu công nghiệp, trước hết là khu công nghiệp Phú Thuận, cụm công nghiệp… để phục vụ chuyển dịch cơ cấu tỉnh nhà.
Hai là hạ tầng điện, giao thông phù hợp với quy hoạch và có chất lượng cao.
Ba là, các cấp chính quyền phải thực sự cầu thị, sẵn sàng đổi mới và chấp nhận cái mới. Chính quyền Bến Tre phải là chính quyền đối thoại, đồng hành “3 cùng”: cùng lo, cùng làm, cùng chia sẻ với doanh nghiệp.
Bốn là cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho sự phát triển.
“Một quyết tâm chính trị lớn là Bến Tre, quê hương Đồng khởi thời chiến, cần làm một Đồng khởi của thời bình trong phát triển, thời toàn cầu hóa, thời của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”, Thủ tướng nhấn mạnh và cho rằng “đòn bẩy” cho Đồng khởi lần này cần tập trung vào một số giải pháp chiến lược.
Những giải pháp trên giúp phát triển mạnh hơn về bất động sản Bến Tre và nhất là phân khúc đất nền Bến Tre, thúc đẩy nơi đây trở thành một điểm tụ của liên kết trục TP.HCM hướng tâm và của 4 tỉnh duyên hải, chia sẻ nguồn tài nguyên sông Tiền, sông Hậu.
Việc xây dựng Bến Tre thành thủ phủ dừa của Việt Nam, thành vùng nuôi tôm nổi tiếng và là nơi phát triển du lịch dịch vụ khi gần TP.HCM.