Từ trước đến nay, các hoạt động sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng… đều do Tập đoàn điện lực EVN thực hiện nhưng thế độc quyền đó đã bị phá vỡ bởi điện năng lượng mặt trời.
1.000 hộ dân được chi trả 8.500 tỷ đồng tiền điện
Mới đây, trên địa bàn Đà Nẵng, 105 hộ dân không chỉ có nguồn điện sử dụng vô tận mà còn được EVN chi trả gần 291 triệu đồng.
Diện tích đất nông nghiệp là môi trường lí tưởng để sản xuất năng lượng mặt trời
Tại miền Trung và TP. HCM, nhờ lợi thế bức xạ nhiệt cao, tận dụng nguồn năng lượng vô tận mà thiên nhiên ban cho, không những tiết kiệm tối đa chi phí mà còn bán lại điện dư cho tập đoàn điện lực.
Điện năng lượng mặt trời hiện đang là giải pháp mà Tập đoàn điện lực EVN đưa ra để giảm bớt sức ép cho ngành điện. Trong 2 năm qua, EVN cho biết đã chi trả gần 8,5 tỷ đồng cho 1.000 hộ dân bán điện lượng mặt trời.
Miền Nam sở hữu 2.600 giờ nắng/năm
Khu vực miền Nam và miền Trung Tây Nguyên, với số giờ nắng trung bình từ 2.000-2.600 giờ/năm, sở hữu lợi thế vô cùng thuận lợi để phát triển mô hình điện mặt trời áp mái hộ gia đình. Chỉ cần lắp tấm pin với diện tích từ 18-20m2, hệ thống điện mặt trời sẽ sản xuất được từ 900.000 – 1,2 triệu đồng/tháng. Vốn đầu tư ban đầu cho một hệ thống năng lượng mặt trời 1kWp rơi vào khoảng 20.000.000 đồng, nhưng trung bình lượng điện sản sinh được sử dụng tại chỗ 20%, còn lại 80% bán cho công ty điện lực. Nếu lắp đặt hệ thống công suất mạnh hơn thì chỉ sau 3 năm thu hồi vốn, sau đó miễn phí sử dụng điện tới 25 năm sau.
Hàng ngàn hộ dân lắp điện mặt trời áp mái
Nhằm giúp người dân tiết kiệm chi phí tiền điện hàng tháng và tạo ra một mô hình ứng dụng năng lượng mặt trời hiện đại, lan tỏa đến cộng đồng, Công ty Điện lực Quảng Bình mới đây đã triển khai xây dựng thí điểm hệ thống năng lượng mặt trời áp mái cho 18 hộ dân.
Theo các chuyên gia ngành điện, việc nhân rộng mô hình lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời áp mái giúp người dân tiết kiệm tối đa chi phí, tận dụng nguồn năng lượng tái tạo, góp phần bảo vệ môi trường và tiết kiệm đáng kể ngân sách nhà nước.
Sở công thương Cà Mau lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời
Tại Cần Thơ, Giám đốc Công ty Điện lực Cần Thơ cho biết, Công ty này cũng vừa có văn bản gửi các đơn vị trực thuộc hướng dẫn thực hiện mua bán điện đối với các dự án điện mặt trời trên mái nhà.
Công ty điện lực Cần Thơ ủy quyền cho các điện lực cơ sở được ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán điện từ các dự án điện mặt trời trên mái nhà đấu nối vào lưới điện thuộc phạm vi quản lý của đơn vị.
Được biết, hiện nay tại TP Cần Thơ đã có hơn 100 hộ gia đình lắp điện năng lượng mặt trời. Thời gian gần đây, giá điện tăng cao nên số khách hàng lắp đặt điện mặt trời cũng tăng nhanh.
Khu đô thị thông minh Thành Đô tiên phong với mô hình điện năng lượng mặt trời
Hiện nay, các khu đô thị hiện đại phía Nam đặc biệt là Tây Nam bộ đã tiên phong xây dựng mô hình nhà thông minh sử dụng điện năng lượng mặt trời. Cụ thể như Khu đô thị thông minh Thành Đô tại quận Ô Môn, chủ đầu tư đã tặng cho khách hàng hệ thống điện năng lượng mặt trời nhập khẩu cao cấp trị giá 200 triệu đồng, giúp người dân giảm thiểu chi phí đầu tư ban đầu. Ngoài ra, đây là dự án đầu tiên áp dụng công nghệ 4.0 vào cuộc sống, điều khiển các ngôi nhà bằng smartphone.
Nằm tại trung tâm quận Ô Môn – khu đô thị vệ tinh quan trọng của TP Cần Thơ, nhà thông minh Thành Đô được bao quanh bởi nhiều tiện ích như liền kề sân bay, khu công nghệ cao Trà Nóc, trung tâm chăm sóc sức khỏe, công viên vui chơi giải trí… Với thiết kế hiện đại, 1 trệt 2 lầu, nhà thông minh Thành Đô phù hợp với mọi đối tượng cư dân và các gia đình nhiều thế hệ. Mức giá sở hữu hợp lý, cùng các chính sách hỗ trợ từ đơn vị phân phối và ngân hàng SHB hỗ trợ 70% là điều kiện tốt cho các gia đình trẻ xây dựng tổ ấm.