Bạc Liêu đạt tăng trưởng kinh tế mức khá bất chấp dịch bệnh

Không chỉ đạt mức tăng trưởng kinh tế hơn 7% (6 tháng đầu năm 2021), tỉnh Bạc Liêu quyết tâm với mục tiêu tăng trưởng từ 9-10% trong năm nay, tập trung đẩy mạnh kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là hàng không, cảng biển; hạ tầng điện và công nghệ thông tin; hạ tầng giáo dục, y tế, đô thị lớn.

Tăng trưởng kinh tế trên 7%

Trước những tác động của dịch bệnh kéo dài từ đầu năm đến nay, sự ảnh hưởng, suy giảm của nền kinh tế là không thể tránh khỏi. 6 tháng đầu năm 2021, với sự tích cực, quyết liệt trong công tác ứng phó, phòng chống dịch bệnh COVID-19, quy mô kinh tế tỉnh Bạc Liêu đã đạt mức tăng trưởng 7,17% và nhiều chỉ tiêu tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ; đây là mức tăng cao nhất khu vực ĐBSCL.
Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp – thủy sản tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế, giữ vững mức tăng trưởng khá, nhiều mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao mang lại hiệu quả kinh tế cao với tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt hơn 133.500 ha. Theo đó lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng ấn tượng, đặc biệt tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt trên 342 triệu USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ…

Xuất khẩu hàng hóa (đặc biệt là thủy hải sản) tăng trưởng ấn tượng (Ảnh minh họa)

Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng 12,8%, cao hơn gấp 3 lần so với con số 4,1% của cùng kỳ năm trước. Do đã chủ động trong đảm bảo cung – cầu hàng hóa, các tiểu thương được tạo điều kiện thu mua, kinh doanh nên tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ trên thị trường trên 29.661 tỉ đồng, đạt 42,5% kế hoạch, tăng hơn 15% so với cùng kỳ.

Lĩnh vực công nghiệp tăng trưởng mạnh với mức tăng 12,76%, chủ yếu đến từ các dự án điện gió đã và đang đẩy mạnh tiến độ thi công.

Năm 2021, tỉnh Bạc Liêu đề ra mức tăng trưởng từ 9 – 10%, được cho là cao nhất ĐBSCL trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp. Để đạt được những mục tiêu đề ra, UBND tỉnh, các ngành, cấp, cần thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả “nhiệm vụ kép” vừa phòng chống dịch, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, vừa phục hồi phát triển kinh tế.

Tạo “đường băng” đón đầu tư

Trong giai đoạn 2020 – 2025, tỉnh tập trung chỉ đạo, tổ chức đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng, trong đó chú trọng hạ tầng giao thông, nhất là hàng không, cảng biển; hạ tầng điện và công nghệ thông tin; hạ tầng giáo dục, y tế, đô thị lớn.

Quan điểm phát triển của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh là gắn phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh với sự phát triển của khu vực, Tiểu vùng Nam sông Hậu, Tiểu vùng Bán đảo Cà Mau, chủ động thúc đẩy liên kết vùng trong quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng phù hợp với điều kiện, thế mạnh của Bạc Liêu. Để làm được cần tháo gỡ “nút thắt” về giao thông, vấn đề cản trở sự phát triển toàn diện gần như của toàn vùng.

Sơ đồ định hướng phát triển không gian vùng đến năm 2030

Xét về vị trí, Bạc Liêu nằm ngay trung tâm vùng Bán đảo Cà Mau, tiếp giáp Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng. Còn về giao thông đường bộ cũng rất thuận lợi thông qua 3 trục quốc lộ là: Quốc lộ 1A, Quản Lộ Phụng Hiệp và Nam Sông Hậu, nếu phát triển toàn diện được cả trục dọc và trục ngang sẽ càng tạo điều kiện đẩy mạnh liên kết vùng, tạo nên hệ thống kết nối liên vùng, rộng đường mở cửa kinh tế, thu hút đầu tư.

Hiện tại, Bạc Liêu đã xây dựng và đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải của tỉnh, cụ thể như đầu tư kết nối hạ tầng cơ sở của tỉnh và Trung ương với các dự án trọng điểm gồm: Giá Rai – Gành Hào (giai đoạn 2), Hộ Phòng – Gành Hào, Vĩnh Mỹ – Phước Long, Giồng Nhãn – Gành Hào, …; gia cố một số tuyến đường trọng yếu Bạc Liêu – Hưng Thành, Hòa Bình – Vĩnh Hậu, Hộ Phòng – Chủ Chí….

Mặt khác, tỉnh cũng đề xuất Bộ Giao thông – Vận tải những dự án mở rộng, tạo kết nối như cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu (đi qua 4 tỉnh: Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu) và tuyến đường tỉnh ĐT980, Gành Hào – Giá Rai – Cạnh Đền – Hồ Chí Minh, cùng với tuyến Cần Thơ – Cà Mau là trục kết nối giao thương giữa các vùng nguyên liệu, có ý nghĩa rất to lớn trong phát triển kinh tế – xã hội.

Với những ý nghĩa quan trọng mang lại từ các công trình giao thông trên sẽ góp phần vực dậy các tiềm năng, cải thiện diện mạo đô thị, tạo ra nền tảng để thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư vào thành phố.

Hiện trên địa bàn thành phố đã và đang được các doanh nghiệp, tập đoàn lớn vào khai thác như Nhà máy Bia Sài Gòn, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Phát, Công ty cổ phần Minh Thắng, Tập đoàn Cosy, Công ty Delta Offshore Energy Pte. Ltd của Singapore, Công ty CP Năng lượng Hacom Bạc Liêu, Phương Anh Group… và nhiều nhà đầu tư khác, mới đây có thể kể đến Tập đoàn FLC…

Bạc Liêu xuất hiện các KDC mang tầm vóc mới

Bạc Liêu ngày càng thu hút mạnh trong lĩnh vực BĐS, mỗi khu vực đều có những khu dân cư (KDC), khu đô thị (KĐT) tiêu biểu như phường 1 có KĐT Hoàng Phát, phường 8 có KĐT Tràng An, Khu thương mại Vincom Shophouse Bạc Liêu. Một dự án tại thị trấn Hòa Bình gần đây trở thành tọa độ thu hút đông đảo sự quan tâm của không chỉ nhà đầu tư khu vực mà giới đầu tư Cà Mau hay Bạc Liêu, Hậu Giang cũng sẽ quan tâm, chính là KDC ven sông Hòa Bình, tại trung tâm thị trấn Hòa Bình, huyện Hòa Bình, Bạc Liêu. Đây là KDC kiểu mẫu đầu tiên tại khu vực, được quy hoạch điện âm, nước máy, hạ tầng hoàn chỉnh nên càng có được quan tâm nhiều hơn.

Pháp lý vững vàng, quy hoạch đẹp với diện tích 80-100m2/nền, đặc biệt dự án còn có những sản phẩm ven sông trong lành, lý tưởng tận hưởng cuộc sống hiện đại, đẳng cấp. Tháng 10 này, khi sở hữu tại KDC Hòa Bình còn có chương trình ưu đãi nhận xe máy Vision sang trọng và nhiều chính sách tốt.

Chúc Ly.

Leave a Comment

Scroll to Top