Người dân miền Tây sống chan hòa với sông nước, thiên nhiên tạo nên bản sắc phóng khoáng và thân thiện. Thói quen sinh sống và giao thương gắn liền với các dòng sông chở nặng phù sa còn tạo nên nét đẹp văn hóa riêng biệt chỉ có tại đô thị sông nước miền Tây.
Câu chuyện bản sắc đô thị sông nước miền Tây
Bên cạnh những khái niệm như đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì khái niệm bản sắc đô thị ngày càng được nhắc đến nhiều hơn. Thậm chí, có người còn ví von rằng một đô thị không bản sắc cũng giống như một cá thể người sinh ra không tên. Vậy, bản sắc chính là chất riêng để định danh đô thị, để phân biệt đô thị này với đô thị khác.
Bản sắc và kinh tế đô thị luôn đi đôi với nhau trong quy hoạch kiến trúc theo phương pháp tiên tiến, giúp các đô thị phát triển xứng với tiềm năng vốn có, phát huy nét đặc trưng đồng thời lĩnh hội những giá trị tinh hoa của các đô thị hiện đại để theo kịp xu hướng. Việc xây dựng bản sắc riêng cho vùng đất, đặc biệt là các đô thị chính là cách để thu hút đầu tư, quảng bá và tôn vinh nét đẹp văn hóa và chính con người nơi đó.
Theo các chuyên gia, tạo lập bản sắc đô thị là một trong những nhân tố quan trọng góp phần phát triển đô thị bền vững. Trong đó, yêu cầu “phát triển thuận tự nhiên”, khai thác những yếu tố mà thiên nhiên ban tặng, phát huy những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể là “chìa khóa” để xây dựng bản sắc đô thị sông nước miền Tây.
Và với riêng đô thị sông nước miền Tây, hệ thống sông ngòi, kênh rạch mang lại nhiều ưu thế từ việc phát triển mạng lưới giao thông đường thủy thuận lợi, cho đến phát triển kinh tế, vận tải hàng hóa thông qua hệ thống cảng sông, cảng biển… Đồng thời nguồn tài nguyên thiên nhiên sông nước dồi dào đã ban tặng cho người dân miền Tây một cuộc sống phồn thịnh, dư giả.
Diện mạo đô thị sông nước miền Tây nhờ những con sông duyên dáng bao quanh cũng trở nên xanh mát và thơ mộng hơn. Lợi thế này cũng mang đến cơ hội cho miền Tây phát triển đa dạng các loại hình đô thị, trong đó có thể kể kến các khu dân cư, khu đô thị sinh thái ven sông được phát triển bài bản theo định hướng bền vững.
Có thể kể đến một số dự án tiêu biểu như: Stella Mega City bên dòng sông Bình Thủy (TP Cần Thơ), KDC Vạn Phát Sông Hậu bên dòng Hậu giang, KĐT Cát Tường bên kênh Xáng Xà No, KDC Vạn Phát Avenue bên dòng kênh 30/4 (Sóc Trăng), Mỹ Tho Riverside bên sông Tiền (Tiền Giang) hay rất nhiều các khu đô thị sinh thái, resort cao cấp ven biển Phú Quốc đang tạo sức hút cho bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.
Nhờ đó, bộ mặt đô thị sông nước miền Tây ngày càng khang trang, hiện đại hơn, chất lượng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và chất lượng sống của cư dân đô thị miền Tây cũng được cải thiện rõ rệt.
Đô thị Hòa Bình – Bạc Liêu phát huy bản sắc
Thực hiện mục tiêu đến năm 2025 đạt tỷ lệ đô thị hóa 45%, Bạc Liêu đang tập trung nâng cao chất lượng xây dựng và quản lý, thực hiện quy hoạch, từng bước xây dựng các đô thị trong tỉnh theo hướng văn minh, hiện đại, mang nét đặc trưng của vùng sông nước đồng bằng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, con người Bạc Liêu.
Một trong những giải pháp mà các nhà quy hoạch đặc biệt chú trọng là phát triển đô thị “thuận theo tự nhiên”, phát huy lợi thế sông nước, thiên nhiên sẵn có, phát triển nhiều mảng xanh để đưa con người đến gần với thiên nhiên, kiến tạo chất lượng sống trong lành, thịnh vượng.
Tại Bạc Liêu, bên cạnh chủ trương phát triển các khu đô thị hiện đại tại trung tâm thành phố, thì việc phát triển các khu đô thị xanh – sạch – đẹp tại các đô thị vệ tinh cũng được quan tâm. Dự án KDC ven sông Hòa Bình – thị trấn Hòa Bình là một điển hình.
Dự án KDC ven sông Hòa Bình tọa lạc tại trung tâm thị trấn Hòa Bình, cùng lợi thế “kép” mặt tiền quốc lộ 1A (tuyến giao thông huyết mạch của cả vùng ĐBSCL) và mặt tiền sông Bạc Liêu – Cà Mau, tuyến giao thông thủy quan trọng lưu thông qua địa phận Gành Hào kết nối huyện Đông Hải – Bạc Liêu với huyện Đầm Dơi (tỉnh Cà Mau).
Đặc biệt, sắp tới đây việc hoàn thành dự án với tổng nguồn vốn 270 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng cảng cá Gành Hào thành cảng loại I được xem như một “đòn bẩy” hiệu quả để góp phần thúc đẩy thông thương, phát triển tiềm năng kinh tế biển của hai tỉnh Bạc liêu – Cà Mau.
Sở hữu hệ thống giao thông thuận tiện cả đường bộ và thủy, cùng với thế mạnh về kinh tế biển, huyện Hòa Bình đang đặt mục tiêu phấn đấu lên thị xã. Hiện đô thị huyện Hòa Bình ngày càng khang trang, dịch vụ thương mại sầm uất. Cư dân thị trấn được tiếp cận đầy đủ tiện ích về giáo dục, hệ thống ngân hàng, công viên, chợ, bệnh viện, chi cục thuế…
Mặt khác, nương theo nguồn sinh khí mát lành từ dòng sông Bạc Liêu – Cà Mau, cư dân KDC ven sông Hòa Bình sẽ sở hữu cả yếu tố về giá trị thương mại và không gian sống chất lượng cao với quy hoạch hạ tầng hiện đại, đặc biệt trục đường chính dự án kết nối mặt tiền quốc lộ 1A với đường dân sinh ven sông … vừa thuận tiện giao thông vừa thúc đẩy nhu cầu thương mại sầm uất.
Đặc biệt, với mức giá dự kiến chỉ từ 979 triệu đồng/nền, dự án KDC ven sông Hòa Bình đem đến cơ hội đầu tư sinh lời bền vững trước bối cảnh kinh tế khu vực Hòa Bình nói riêng và Bạc Liêu nói chung đang khởi sắc.
Đại diện đơn vị phát triển dự án – Đất Xanh Miền Tây cho biết, dự án đang được thi công vượt tiến độ, chỉn chu trong từng hạng mục để dự án sớm đi vào vận hành.
Site dự án: https://datxanhmientay.net/dat-nen-bac-lieu