Bạc Liêu và tầm nhìn “Thế kỷ của đại dương”

Các nhà chiến lược đánh giá thế kỷ 21 là “Thế kỷ của đại dương” và nhiều quốc gia xem phát triển kinh tế biển là một trong những mục tiêu chiến lược cho phát triển bền vững.

 “Bệ phóng” cho mọi nền kinh tế

Lịch sử cho thấy những bước đột phá phát triển mang tầm thế giới cho đến nay hầu như đều bắt nguồn từ những quốc gia có biển như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore… Một số quốc gia như Nhật Bản, Singapore, Mỹ đều không sở hữu nguồn tài nguyên tự nhiên dồi dào song lại có nền kinh tế rất phát triển nhờ vào vị trí địa lý giáp biển.

Thế kỷ 21 được gọi là ‘Thế kỷ của đại dương’. Ảnh: Sưu tầm

Tại Mỹ, nguồn thu từ dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa tại các cảng biển mang về hàng trăm tỉ USD mỗi năm cho nền kinh tế quốc gia và tạo ra việc làm cho hàng triệu người lao động.

Trong khi đó, Trung Quốc nền kinh tế lớn thứ hai thế giới theo GDP danh nghĩa  cho hay quy mô nền kinh tế biển gia tăng gấp đôi kể từ năm 2010, đến nay tổng giá trị ước đạt 7.680 tỷ nhân dân tệ, đóng góp 10% GDP.

Riêng đối với Nga, biển có vai trò cực kỳ quan trọng với chiều dài hàng chục nghìn km với tiềm năng khoáng sản lớn. Với trữ lượng khoảng 13,7 tỷ tấn dầu và 52.300 tỷ m3 khí đốt, Nga có nguồn thu nhập ngân sách dồi dào phục vụ công cuộc phát triển kinh tế-xã hội và củng cố vị thế trên trường quốc tế.

Năm 2020, ước tính tổng số lao động hoạt động trong lĩnh vực kinh tế biển của châu Âu khoảng 7 triệu người.

Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số hiện nay, nguồn tài nguyên không tái tạo đất liền sẽ dần bị cạn kiệt trong vài thập niên tới. Kinh tế thế giới đang ngày càng phụ thuộc vào biển và đại dương. Khoảng 70% tiềm năng công nghiệp của thế giới ở khu vực rộng trải 500km tính từ bờ biển. Những nguồn lợi về khoáng sản, sinh học và năng lượng của biển và đại dương có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế thế giới.

Kinh tế thế giới đang ngày càng phụ thuộc vào biển và đại dương. Ảnh: Sưu tầm

Các nước sở hữu tài nguyên biển đều xây dựng chiến lược biển, tăng cường khai thác tiềm năng biển. Vì vậy, các nhà nghiên cứu dự báo rằng đại dương là một lĩnh vực đầy hứa hẹn đối với các hoạt động kinh tế.

Nằm ven Biển Đông, Việt Nam có trên 3.200 km bờ biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa rộng hơn một triệu km2 gấp khoảng ba lần diện tích đất liền, với 28 tỉnh, thành phố ven biển, Việt Nam có lợi thế và tiềm năng to lớn để phát triển bền vững kinh tế biển.

Động lực tăng trưởng từ các địa phương ven biển

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau hơn 10 năm thực hiện nghị quyết Chiến lược biển Việt Nam, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của các địa phương ven biển tăng trưởng bình quân 7,5%/năm, cao hơn so với nhịp tăng trưởng chung của cả nước (cả nước tăng 6%/năm). Năm 2017, GRDP của các địa phương ven biển chiếm 60,5% GDP cả nước, mục tiêu đến năm 2030, kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển chiếm 65% đến 70% GDP, kinh tế thuần biển đóng góp khoảng 10% GDP cả nước.

Đáng chú ý, thu nhập bình quân ở địa phương có biển đạt 64,9 triệu đồng, cao hơn so với mức bình quân cả nước đạt 53,5 triệu đồng. Trong đó, một số địa phương có mức GRDP bình quân đầu người đạt cao như Bà Rịa – Vũng Tàu (đạt hơn 225 triệu đồng), Quảng Ninh (đạt hơn 90 triệu đồng), Đà Nẵng (đạt hơn 70 triệu đồng).

Bạc Liêu sở hữu tài nguyên biển dồi dào. Ảnh: Sưu tầm

Nổi bật cho xu thế phát triển kinh tế biển bền vững, Bạc Liêu đang sở hữu lợi thế lớn về phát triển năng lượng tái tạo, kỳ vọng trở thành trung tâm năng lượng sạch của quốc gia. Bạc Liêu hiện có 10 dự án nhà máy điện gió được khởi công trên địa bàn tỉnh, với tổng công suất 562MW tổng vốn đăng ký đầu tư gần 1 tỉ USD. Chưa kể đến việc thu hút đầu tư thành công dự án Nhà máy Điện khí LNG 3.200MW đã giúp tỉnh Bạc Liêu tiếp tục dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài.

Phát triển kinh tế biển của tỉnh Bạc Liêu tập trung chủ yếu ở vùng sản xuất phía Nam Quốc lộ 1A. Có diện tích tự nhiên hơn 89.640ha, chiếm 35% diện tích toàn tỉnh và 56km bờ biển với một ngư trường rộng lớn (vùng đặc quyền kinh tế biển rộng 20.742km2) và có 4 cửa biển lớn là Gành Hào, Chùa Phật, Cái Cùng và Nhà Mát.

Bên cạnh đó, với thời tiết ôn hòa, đất đai bằng phẳng, dân cư sinh sống khá đông đúc, đã và đang hình thành các khu dân cư đô thị ven biển và chiếm gần 34% dân số toàn tỉnh, vùng ven biển Bạc Liêu gần như hội tụ đủ “thiên thời, địa lợi và nhân hòa”.

Thị trấn Hòa Bình, Bạc Liêu phát triển đa dạng các ngành kinh tế biển

Trong đó, có thể nói huyện Hòa Bình là tâm điểm kinh tế biển Bạc Liêu nhờ vị trí trung tâm của tỉnh, giáp với thành phố Bạc Liêu, liền kề thị xã Giá Rai (hướng đi Cà Mau). Hòa Bình có lợi thế tuyến quốc lộ 1A đi qua và toàn bộ khu vực rộng lớn phía nam giáp biển Đông.

Nhờ vị trí địa lý đặc thù, huyện Hòa Bình là địa phương phát triển kinh tế biển toàn diện với các sản phẩm từ biển đã khẳng định được thương hiệu như sản phẩm muối, vùng nuôi tôm công nghệ cao, đánh bắt và chế biến thủy hải sản, năng lượng sạch…

Ngoài ra huyện Hòa Bình còn được thiên nhiên ban tặng dòng sông Bạc Liêu – Cà Mau, tuyến giao thông thủy quan trọng lưu thông qua địa phận Gành Hào (Đông Hải) hình thành tuyến sông Gành Hào nối huyện Đông Hải với huyện Đầm Dơi (tỉnh Cà Mau). Giai đoạn 2021-2025, khu vực này sẽ xây dựng một cây cầu lớn với tổng vốn đầu tư khoảng 665 tỷ đồng nhằm kết nối mật thiết hai tỉnh Bạc Liêu – Cà Mau.

Ven bờ sông Bạc Liêu – Cà Mau vì thế quy tụ đông đảo dân cư sinh sống và mục tiêu của Bạc Liêu là ngày càng nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư, cải thiện không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị phát triển theo hướng văn minh, hiện đại, bền vững và giữ gìn bản sắc văn hóa đô thị sông nước miền Tây.

Đáng chú ý phải kể đến dự án Khu dân cư ven sông Hòa Bình của chủ đầu tư Công ty Bình Dương Bạc Liêu đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng để sớm đưa dự án vào vận hành, góp phần hiện đại hóa đô thị, hướng đến mục tiêu giúp  thị trấn Hòa Bình trở thành thị xã vào năm 2025.

Khu dân cư ven sông Hòa Bình được xây dựng theo tiêu chí hiện đại, góp phần nâng tầm chất lượng sống của cư dân Bạc Liêu

Với vị trí mặt tiền quốc lộ 1A, xung quanh dự án hội tụ đầy đủ tiện ích an sinh như chợ thị trấn, công viên, siêu thị, trường học, đặc biệt hệ thống ngân hàng và các cơ quan hành chính như ủy ban huyện, công an huyện, chi cục thuế… được quy hoạch đồng bộ với diện mạo khang trang, hiện đại.

Dự án Khu dân cư ven sông Hòa Bình khi đi vào vận hành sẽ góp phần nâng tầm diện mạo đô thị của thị trấn Hòa Bình, tạo điều kiện cho người dân an cư kết hợp kinh doanh mua bán, giá trị bất động sản cũng theo đó mà tăng lên.

Thúy An

Leave a Comment

Scroll to Top