Tại sao không phải là những cái tên quen thuộc mà lại là Đồng bằng sông Cửu Long? Cùng tìm hiểu nguyên nhân khiến thị trường bất động sản ĐBSCL trở thành cực nam châm mới của nhà đầu tư.
Hiệu ứng đầu tư “ly tâm”
Trong những năm trở lại đây, ĐBSCL được xem như vùng đất lí tưởng thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước, tuy nhiên miếng bánh ngon và hấp dẫn thì không thể “còn mãi”, câu chuyện khan hiếm quỹ đất trung tâm đô thị một lần nữa đã lặp lại ở Cần Thơ và 1 số tỉnh thành phát triển khác dẫn đến hiệu ứng đầu tư “ly tâm” sang các vùng lân cận, nơi quỹ đất rộng mở hơn và còn nhiều cơ hội đầu tư.
Theo khảo sát từ các đơn vị phân tích thị trường, 6 tháng đầu năm 2020, các doanh nghiệp BĐS với nhiều qui mô khác nhau đã lên kế hoạch “tẩu thoát” khỏi những thị trường lớn và hướng tới các khu vực tỉnh lẻ của vùng ĐBSCL trong đó có Sóc Trăng
Lí giải cho xu hướng ly tâm này, các chuyên gia BĐS cho rằng, nhu cầu sở hữu BĐS của người dân tại các tỉnh lẻ đã gia tăng do sự phát triển của dân số khu vực thành thị và tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng trong khi quy hoạch các khu dân cư tại địa phương trước nay chưa đáp ứng kịp nhu cầu an cư hay vui chơi giải trí của người dân.
Bên cạnh đó, những yếu tố về thiên nhiên, vị trí đắc địa hay nền văn hóa mang đậm bản sắc cũng là lý do khiến Sóc Trăng trở thành thị trường thu hút đầu tư cả về du lịch dịch vụ và công nghiệp đa ngành, đặc biệt là kinh tế biển tổng hợp.
Sóc Trăng – Thị trường bất động sản ĐBSCL tiềm năng
Là một trong những “vệ tinh” sáng giá của thủ phủ Cần Thơ, Sóc Trăng là thị trường mới nổi nhưng được đánh giá là đầy tiềm năng và chắc chắn sẽ tăng trưởng vượt bậc trong thời gian tới.
Nằm ở cuối hạ lưu sông Hậu, thông ra biển với 3 của sông chính: Định An, Mỹ Thanh và Trần Đề, đặc điểm này giúp Sóc Trăng có nhiều tiềm năng phát triển hệ thống cảng biển, vận tải biển và vận tải thủy nội địa.
Theo đó, dự án xây dựng cảng biển nước sâu Trần Đề mang tầm nhìn chiến lược giúp Sóc Trăng phát triển bật lên, kéo theo sự tăng trưởng kinh tế của toàn vùng và cả nước. Cảng biển Trần Đề được đề xuất quy hoạch thành cảng biển loại đặc biệt (loại IA) với vốn đầu tư 40,000 tỉ đồng, có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải từ 50.000 – 160.000 DWT.
Khi cảng biền hoàn thành sẽ tạo nên mạng lưới kết nối toàn vùng với cả nước thông qua Quốc lộ 1A, quốc lộ Nam sông Hậu và quốc lộ 60. Đây không chỉ là cơ hội để phát triển về dịch vụ, logistic, hạ tầng… mà còn đảm nhận vài trò cửa ngõ xuất nhập khẩu hàng hóa trực tiếp, đáp ứng nhu cầu nhập khẩu than cho các trung tâm nhiệt điện ĐBSCL.
Thêm một điểm sáng về hạ tầng đó chính là dự án cầu Đại Ngãi bắc qua Cù Lao Dung nối liền Trà Vinh – Sóc Trăng với chiều dài 15,2km. Khi cầu Đại Ngãi hoàn thiện sẽ rút ngắn khoảng cách 70km từ các tỉnh duyên hải Tây Nam bộ đi TP HCM, giúp thông thương, kết nối liên vùng và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội toàn vùng ĐBSCL.
Bên cạnh đó khi tuyến cao tốc trục ngang Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng triển khai, có thể nói rằng Sóc Trăng sẽ trở thành tâm điểm đầu tư cả trong và ngoài nước.
“Hạ tầng đi trước, giá bất động sản tiếp bước theo sau” luôn là một quy luật đúng trong mọi thời điểm. Với sự “hậu thuẫn” lớn từ Chính phủ cùng với những tiềm năng vốn có, Sóc Trăng chắc chắn sẽ là cái tên tiếp theo “gây bão” trên thị trường BĐS trong thời gian tới. Chính vì thế, đón đầu thị trường BĐS Sóc Trăng thời điểm này chính là hướng đi không thể tốt hơn.
Bên cạnh đó khi tuyến cao tốc trục ngang Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng triển khai, có thể nói rằng Sóc Trăng sẽ trở thành tâm điểm đầu tư cả trong và ngoài nước.
“Hạ tầng đi trước, giá BĐS tiếp bước theo sau” luôn là một quy luật đúng trong mọi thời điểm. Với sự “hậu thuẫn” lớn từ Chính phủ cùng với những tiềm năng vốn có, Sóc Trăng chắc chắn sẽ là cái tên tiếp theo “gây bão” trên thị trường BĐS trong thời gian tới. Chính vì thế, đón đầu thị trường bất động sản Sóc Trăng thời điểm này chính là hướng đi không thể tốt hơn.