Tọa đàm trực tuyến “Nhận diện lực đẩy bất động sản Tây Nam bộ giai đoạn cuối năm 2021” với sự tham dự của các chuyên gia uy tín đã cung cấp thông tin toàn diện về tình hình kinh tế xã hội cũng như diễn biến thị trường bất động sản một cách khách quan, chân thực. Sự kiện thu hút hơn 5.000 lượt xem và 3.600 lượt chia sẻ trên Fanpage Đất Xanh Miền Tây.
Thị trường bất động sản Tây Nam bộ sẽ phục hồi
Đánh giá về diễn biến của thị trường bất động sản cả nước, ông Nguyễn Văn Đính – Phó chủ tịch Hội môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng: Trải qua giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh từ năm 2020, thị trường bất động sản Tây Nam bộ có biểu hiện trùng xuống.
Tuy nhiên giai đoạn tháng 3 – tháng 4 năm 2021, tại một số khu vực xuất hiện tình trạng sốt đất cục bộ, điển hình như khu vực ven Hà Nội, và ven TPHCM. Nguyên nhân xuất phát từ nguồn cung khan hiếm, một số nhà đầu tư thứ cấp đã tranh thủ thị trường thiếu nguồn cung để đầu cơ tích trữ tài sản, đẩy giá lên cao.
Có thể thấy, ngay sau đó các cơ quan ban ngành đã vào cuộc để “dập tắt” tình trạng đầu cơ sốt đất, giữ tính minh bạch ổn định cho thị trường bất động sản Tây Nam bộ.
Đến hết quý 2 năm 2021, thị trường đã cân bằng trở lại, nguồn cung bất động sản cả nước nói chung và bất động sản Tây Nam bộ nói riêng khoảng 130.000 sản phẩm; giao dịch đạt hơn 47.000 sản phẩm, trong đó ĐBSCL có khoảng hơn 4.000 sản phẩm được chào bán, tỉ lệ giao dịch khoảng 62%. Về mức giá sản phẩm căn hộ tại Hà Nội và TPHCM ghi nhận tăng khoảng 5-7% và đa phần là sản phẩm tồn từ giai đoạn trước đó.
Nhận định về sự tăng trưởng trở lại của thị trường bất động sản Tây Nam bộ, ông Nguyễn Văn Đính cho rằng, các chỉ số kinh tế của cả nước tăng trưởng tốt trong 6 tháng đầu năm như GDP đạt 5,64%; thu hút FDI đạt 14 tỷ USD, tổng vốn FDI thực hiện 9,24 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 316,73 tỉ USD, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm trước.
Cùng với đó là chỉ đạo của chính phủ trong việc đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine trên cả nước, và nhiều tỉnh thành thuộc “vùng xanh” đã quay trở lại cuộc sống bình thường.
Đó là những tín hiệu cho thấy nền kinh tế sẽ sớm hồi phục và thị trường bất động sản Tây Nam bộ cũng sẽ đón nhận dấu hiệu khởi sắc trong giai đoạn cuối năm 2021 và 2022 gắn liền với sự phục hồi của nền kinh tế.
Miền Tây có nhiều lợi thế cho bất động sản phát triển
Trả lời cho câu hỏi vì sao thị trường ĐBSCL thời gian qua lại có nhiều dấu hiệu khởi sắc, ông Dương Quốc Thủy – Phó chủ tịch Hiệp hội BĐS TP Cần Thơ phân tích 5 lý do cốt lõi. Đầu tiên phải kể đến tăng trưởng kinh tế, 6 tháng đầu năm 2021 tăng trưởng GRDP toàn vùng đạt 4,6%, trong đó có 7/13 tỉnh có mức tăng trưởng GRDP cao hơn mức tăng bình quân của cả nước là Bạc Liêu, Bến Tre, Long An, Hậu Giang, An Giang, Cần Thơ và Trà Vinh.
Về tình hình thu hút FDI, lũy kế đến tháng 6 năm 2021, Long An là tỉnh có số dự án thu hút FDI nhiều nhất với 1.256 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 12 tỷ USD. Tiền Giang đứng vị trí thứ hai về số lượng dự án FDI với 129 dự án, với tổng vốn đầu tư là 2,7 tỷ USD.
Tuy nhiên, nếu xét về số vốn đăng ký bình quân trên dự án thì tỉnh Bạc Liêu có mức vốn đầu tư cao nhất vùng với 350 triệu USD/dự án, kế đến là Trà Vinh (79 triệu USD/dự án) và Kiên Giang (77 triệu USD/dự án).
Yếu tố quan trọng thứ 3 đó là cơ sở hạ tầng giao thông đang ngày càng hoàn thiện; tổng mức đầu tư hạ tầng giao thông ĐBSCL giai đoạn 2021-2030 khoảng 150.000 tỷ đồng cho các tuyến cao tốc trục dọc, ngang liên vùng.
Nổi bật phải kể đến tuyến cao tốc phía Đông: TPHCM – Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ – Cà Mau và tuyến cao tốc phía Tây (tuyến N2 đường Hồ Chí Minh) Chơn Thành – Đức Hòa – Mỹ An – Cao Lãnh – Lộ Tẻ – Rạch Sỏi kết nối các tỉnh Bình Phước – TPHCM – Long An – Đồng Tháp – Cần Thơ – Kiên Giang.
Bên cạnh đó là 2 tuyến cao tốc trục ngang quan trọng gồm tuyến: Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng (155km, tổng mức đầu tư 30.000 tỷ đồng, thời gian dự kiến triển khai 2023-2026) và Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu (225 km, tổng mức đầu trên 33.250 tỷ đồng, khởi công năm 2024 và đưa vào khai thác năm 2026).
Các dự án cảng biển quy mô lớn phải kể đến Cảng Trần Đề – Sóc Trăng và Cảng Hòn Khoai – Cà Mau. Bên cạnh đó dự án đường sắt cao tốc TPHCM-Cần Thơ đang trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi và nằm trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025.
Thứ 4, đó là lợi thế của vùng ĐBSCL quỹ đất lớn, hấp dẫn các chủ đầu tư lớn về phát triển các dự án nhà ở tại khu vực, đặc biệt là các khu đô thị trung tâm và các dự án nhà ở liền kề khu công nghiệp.
Thứ 5 đó chính là nguồn cung dồi dào, mức giá bình quân thấp, chính là lợi thế cạnh tranh của bất động sản Tây Nam bộ so với các khu vực khác.
Cơ hội tốt cho nhà đầu tư vào bất động sản Tây Nam bộ
Bằng kinh nghiệm của đơn vị phân phối chuyên nghiệp, đặt nền móng cho thị trường bất động sản Tây Nam bộ, bà Phùng Thị Phượng – Phó TGĐ Tổng công ty Đất Xanh Miền Tây cung cấp thông tin toàn cảnh về thị trường bất động sản Tây Nam bộ.
Nổi bật là sự tham gia của các tập đoàn bất động sản lớn cũng như các tập đoàn kinh tế đa ngành đã về đầu tư tại miền Tây như Tập đoàn Sovico, T&T, Hòa Phát, Sao Mai, Tân Á Đại Thành… đã giúp thị trường sôi nổi hơn và hứa hẹn sẽ xuất hiện các dự án tầm cỡ, thay đổi diện mạo đô thị miền Tây và lĩnh vực bất động sản Tây Nam Bộ.
Cụ thể tại Cần Thơ, Đại đô thị Stella Mega City của KITA Group đã thay đổi tư duy đầu tư cũng như xu hướng an cư của người dân tại khu vực. Tại An Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau cũng nổi bật với các khu đô thị hiện đại, được phát triển bới các chủ đầu tư uy tín, có thể kể đến một số dự án như KDC cao cấp Phố Xanh (Bến Tre), Aqua Melody (An Giang), TNR Amaluna (Trà Vinh), KDC Vạn Phát Sông Hậu (Hậu Giang), KDC Minh Châu (Sóc Trăng), KDC ven sông Hòa Bình (Bạc Liêu), Happy Home Cà Mau.
Dự báo về xu hướng của thị trường trong 2-3 năm tới và dài hạn, ông Dương Quốc Thủy cho biết, bên cạnh các khu đô thị hiện đại có vai trò kết nối với các đô thị vệ tinh, các tỉnh duyên hải miền Tây như Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau… sẽ có lợi thế phát triển các khu đô thị sinh thái ven sông, biển, đón đầu xu hướng sống xanh của người dân. Vì sau khi trải qua 4 đợt dịch Covid-19, người dân ngày càng coi trọng môi trường sống đảm bảo sức khỏe, quy hoạch không gian xanh, giàu tiện ích cảnh quan, thu hút dân cư sầm uất.
Sản phẩm tiếp theo cũng sẽ trở thành xu hướng đó là Chung cư cao cấp tại các đô thị lớn trong đó có Cần Thơ. Chung cư sẽ đáp ứng nhu cầu an cư của người trẻ, có thu nhập cao và phong cách sống hiện đại. Đặc biệt căn hộ xanh, căn hộ thông minh cũng sẽ là sản phẩm được yêu thích trong thời gian tới.
Sự cạnh tranh giữa các dòng sản phẩm kể trên đặt ra thách thức các chủ đầu tư phát triển dự án phải đổi mới, sáng tạo, thích nghi, ngày càng nâng cao chất lượng, đầu tư bất động sản Tây Nam bộ bền vững.
Bên cạnh đó là phải quan tâm đến yếu đố ứng dụng công nghệ bất động sản Tây Nam bộ để nâng cao trải nghiệm người dùng. Xu hướng phát triển đa dạng các phân phúc sẽ khiến mặt bằng chất lượng các dự án được nâng lên, người mua nhà sẽ được hưởng lợi và bộ mặt đô thị nói chung sẽ khang trang và văn minh hơn.