Hiệp định Thương mại tự do EVFTA giữa Việt Nam và EU đã chính thức được phê duyệt từ cuối tháng 2, cùng với tình hình chính trị xã hội ổn định và đang là quốc gia kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19, Việt Nam được coi là điểm đến đầu tư bất động sản (BĐS) nói chung và BĐS công nghiệp nói riêng an toàn của thế giới.
BĐS công nghiệp – Điểm sáng Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng trong kế hoạch xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội của cả nước. Đây là một trong những đồng bằng lớn và màu mỡ nhất Đông Nam Á với điều kiện tự nhiên và vị trí thuận lợi để phát triển không chỉ nông nghiệp mà còn sở hữu tiềm năng vô hạn trong phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch.
Kết thúc năm 2019, ĐBSCL tiếp tục được đánh giá là vùng kinh tế có kết quả điều hành tốt hàng đầu cả nước khi có 5 tỉnh lọt top 10 PCI được công bố hàng năm. Kinh tế vùng tiếp tục có mức tăng trưởng ấn tượng với mức tăng bình quân đạt 7,59%. Một phần tạo nên sự phát triển vượt bậc này đến từ sự cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ với tỷ lệ đô thị hóa cao nhất cả nước và thủ tục hành chính được thiết lập tốt để thu hút vốn FDI từ nước ngoài và hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp.
Riêng đối với ngành BĐS công nghiệp, 2019 là năm mà thị trường chung cả nước có xu hướng sụt giảm do tác động của tình hình kinh tế thế giới và các chính sách thắt chặt pháp lý và tín dụng BĐS, thì ngược lại, ở khu vực ĐBSCL đặc biệt là phân khúc BĐS công nghiệp đang diễn ra hết sức sôi động nhờ hàng loạt yếu tố thuận lợi như quỹ đất còn lớn, hạ tầng phát triển nhanh, đội ngũ lao động trẻ, chi phí thấp, môi trường chính trị ổn định và chỉ số tăng trưởng cao.
Bên cạnh đó, BĐS công nghiệp tại ĐBSCL còn được “chắp cánh” nhờ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia. Đặc biệt, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) sẽ xóa bỏ 99% thuế hải quan, hàng hóa thông thương sẽ gia tăng thu hút đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp, và khi đó chắc chắn việc thuê nhà máy, kho bãi, khu lưu trú cho chuyên gia và công nhân… một lần nữa sẽ trở thành kênh đầu tư hốt bạc tại các địa phương có quỹ đất rộng và nhân lực dồi dào như các tỉnh miền Tây Nam bộ.
Thêm vào đó, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung chưa chấm dứt thì đã lại tới dịch bệnh Covid-19 bùng phát ở tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc), một lần nữa lại khiến các tập đoàn lớn rời bỏ Trung Quốc nhanh hơn để tìm một thị trường khác yên ổn hơn, và ứng cử viên sáng giá nhất là Việt Nam. Mới đây, SamSung tuyên bố sẽ xây dựng trung tâm R&D lớn nhất Đông Nam Á tại Hà Nội. Đó chỉ là điểm khởi đầu cho những kế hoạch dài hơi sắp tới mà các ông lớn chọn Việt Nam là điểm đến an toàn.
Phát triển các khu đô thị công nghiệp
Trong bối cảnh BĐS công nghiệp đang bùng nổ để đón đầu nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Ban Quản lý các Khu chế xuất và Khu công nghiệp TP Cần Thơ đang thực hiện điều chỉnh vị trí quy hoạch các khu công nghiệp ra vùng ven, nơi sở hữu quỹ đất dồi dào và cơ sở hạ tầng tốt. Ưu tiên xây dựng khu công nghiệp nằm cạnh các đường cao tốc hoặc đường dự mở, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa. Đồng thời, thúc đẩy các đô thị vùng ven phát triển và giải quyết việc làm trực tiếp cho người lao động địa phương.
Sức lan tỏa này được minh chứng trước hết tại thủ phủ kinh tế – TP. Cần Thơ và vùng phụ cận. Với sự hiện diện của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến hoạt động tại các khu công nghiệp (KCN) lớn như: KCN Trà Nóc 1 và 2 tỉ lệ lấp đầy gần 100%; KCN Hưng Phú 2B (62ha) tỉ lệ lấp đầy 100%; KCN Thốt Nốt (600ha) tỉ lệ lấp đầy gần 70%…
Trong năm 2018, các khu chế xuất, KCN tại Cần Thơ giải quyết việc làm cho 33.526 lao động. Dự kiến năm 2020, vốn đầu tư tiếp nhận vào các KCN từ 80-100 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu đạt 712 triệu USD, giải quyết việc làm mới cho 3.000 – 5.000 lao động.
Các chỉ số này ngay lập tức đã tạo nên sức hút mạnh mẽ từ hàng loạt các khu dân cư gần khu công nghiệp: KDC Phước Thới, Hưng Phú 1 và 2 (60,2ha), Nam Long 1 (23ha), Nam Long 2 (44ha), khu tái định cư Phú An (59ha), Nam Sông Hậu (30ha)… Giá đất tại các khu dân cư này cũng vì thế gia tăng sức nóng liên tục: Hưng Phú 1, 2 giá 34 – 40 triệu/m2, Nam Long 1, 2 giá 25-35 triệu/m2, khu dân cư Phú An giá 23 triệu/m2… Một số khu dân cư giáp QL1A và QL Nam Sông Hậu lên tới 28 triệu/m2 tương đương với quận nội đô TP Cần Thơ.
Những ghi nhận trên một lần nữa khẳng định, khu công nghiệp cùng hệ thống cơ cấu hạ tầng đi kèm là “cặp bài trùng” tạo đà phát triển cho các khu đô thị sầm uất, đặc biệt tại những nơi gần quốc lộ, cảng sông, cảng biển và tọa độ giao thông lý tưởng.
Cùng với đó, các khu công nghiệp tại Cần Thơ cũng đang chuyển hướng xây dựng theo mô hình khu thương mại, dịch vụ, cụm công nghệ cao gắn với đô thị hiện đại nhằm tăng sức cạnh tranh, sức hấp dẫn doanh nghiệp và nhà đầu tư vào BĐS công nghiệp.
Trước xu hướng ấy, Vĩnh Thạnh là một điểm sáng đầu tư khi KCN Vĩnh Thạnh quy mô 46ha hứa hẹn sẽ là tâm điểm phát triển kinh tế xã hội địa phương. Nơi đây còn là tọa độ đầu tư của các công ty lớn như Công ty May Vinatex thu hút trên 900 lao động, Công ty Phúc Gia Hưng thu hút khoảng 150 lao động, cùng 150 doanh nghiệp tư nhân và nhà nước khác.
Có thể nói, Vĩnh Thạnh Center đang tạo dựng niềm tin mạnh mẽ về sự tăng trưởng BĐS công nghiệp trong mắt nhà đầu tư. Dự đoán, quỹ đất khu vực này, đặc biệt là dự án Vĩnh Thạnh Center sẽ ngày càng khan hiếm hơn trong thời gian tới khi hàng loạt các tuyến cao tốc liên vùng sắp được triển khai đều đi qua địa bàn. Chính vì vậy, sở hữu nhanh chóng BĐS công nghiệp đô thị vệ tinh, điển hình là dự án Vĩnh Thạnh Center ngay lúc này là lựa chọn lý tưởng, dẫn đầu xu hướng đầu tư 2020.
Để lựa chọn các sản phẩm đầu tư an toàn, khách hàng vui lòng liên hệ: