“ĐBSCL là khu vực xứng đáng để đầu tư bất động sản”

Đó là nhận định của Ông Nguyễn Quốc Bảo – Chủ tịch CLB bất động sản Việt Nam và ông Đỗ Thiên Anh Tuấn – Chuyên gia kinh tế, giảng viên trường Đại học Fulbright trên kênh truyền hình FBNC mới đây.

“ĐBSCL là khu vực xứng đáng để đầu tư bất động sản”

Cơ hội cho ĐBSCL đến từ lực kéo và lực đẩy

Trả lời câu hỏi những cơ hội nào dành cho đầu tư bất động sản Đồng bằng sông Cửu Long, ông Đỗ Thiên Anh Tuấn phân tích: Lực kéo, lực đẩy và đầu tư cơ sở hạ tầng là 3 yếu tố quan trọng tạo nên cơ hội thu hút các nguồn lực đầu tư của vùng ĐBSCL.

Trước hết, lực đẩy đến từ khu vực TP.HCM và các tỉnh lân cận với sự phát triển trong những thập kỉ qua, xét về khía cạnh nào đó đã đạt đến độ bão hòa. Và nhà đầu tư bắt đầu tìm kiếm mở rộng ra các khu vực lân cận có tiềm năng lớn.

Trong khi đó, các tỉnh ĐBSCL bao gồm 13 tỉnh với gần 20 triệu dân – xấp xỉ với vùng Đông Nam Bộ (13 triệu dân) tạo ra một hấp lực rất lớn. Đồng thời, tăng trưởng kinh tế các tỉnh ĐBSCL trong nhiều năm qua có những khởi sắc, người dân bắt đầu có thu nhập tốt hơn, đời sống của họ bắt đầu tốt hơn và họ cần có một ngôi nhà tốt hơn.

Và quan trọng nhất, nút thắt giao thông kết nối của vùng đã được tháo gỡ giúp cho những tiềm năng, lợi thế có thể phát huy. Chúng ta có thể thấy, triển vọng trong năm 2021 – 2025 và đến 2030 khi mà Nhà Nước sẽ đầu tư thực hiện hàng chục tuyến đường cao tốc xuyên ngang, xẻ dọc với mục tiêu toàn vùng có 300km đường cao tốc để kết nối 13 tỉnh thành ĐBSCL.

Và nếu như chúng ta làm đúng được như kế hoạch đề ra trong chiến lược phát triển hệ thống giao thông trong 10 năm tới của Chính Phủ, chắc chắn ĐBSCL sẽ tạo ra được sự khởi sắc rất lớn.

ĐBSCL là khu vực xứng đáng để đầu tư bất động sản
Hạ tầng giao thông vùng ĐBSCL đang được tháo gỡ “nút thắt”

Nhìn ở góc độ vĩ mô, ông Đỗ Thiên Anh Tuấn cho rằng khu vực ĐBSCL có đủ 3 yếu tố: Thứ nhất – có thị trường tiêu thụ lớn là TP HCM và Đông Nam Bộ; Thứ hai: Hệ thống cảng sông cảng biển rất lớn có thể hình thành mạng lưới vận chuyển hàng hóa nội địa và hướng ra khu vực quốc tế; Thứ ba là hệ thống giao thông kết nối đặc biệt là đường cao tốc.

Trong 3 yếu tố đó thì giao thông kết nối được nhắc đến nhiều nhất khi đề cập đến phát triển đầu tư bất động sản. Chính phủ đã nhận ra nút thắt đó và đầu tư thực hiện hàng chục tuyến đường cao tốc và đang thúc đẩy để ít nhất trước năm 2021 phải xong đoạn Trung Lương – Mỹ Thuận kết nối với hệ thống đang hiện hữu là TP HCM – Trung Lương sau đó là kéo về Cần Thơ rồi Cà Mau.

Ngoài ra, những chính sách rộng mở thu hút nhà đầu tư của các tỉnh cũng là yếu tố then chốt để ĐBSCL trở thành thỏi nam châm thu hút các nhà đầu tư hấp dẫn doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Khu vực xứng đáng để đầu tư bất động sản

Bàn về sức hút đầu tư bất động sản của khu vực Tây Nam Bộ so với những khu vực lân cận hoặc những khu vực có cùng yếu tố vĩ mô, ông Nguyễn Quốc Bảo cho rằng Tây Nam bộ là khu vực xứng đáng đầu tư, bằng chứng là hiện rất nhiều hội viên của CLB BĐS Việt Nam như Đại Quang Minh, Thaco, Nguyễn Kim, Thành Thành Công… đang đầu tư vào nhiều tỉnh như Kiên Giang, An Giang, Bến Tre, Hậu Giang và gần đây nhất là dự án Happy Home Cà Mau. Điều đó xảy ra tức là nhà đầu tư đã thấy được lợi nhuận và tiềm năng của khu vực này.

ĐBSCL có lợi thế lớn để phát triển đa dạng các phân khúc bất động sản

Một cách nhìn khác, nếu so với các tỉnh Đông Nam Bộ về tốc độ phát triển kinh tế thì không thể sánh được nhưng nếu so sánh dựa trên tiềm năng và lợi thế thì ĐBSCL là khu vực rất tiềm năng. Lợi thế đầu tiên ở ĐBSCL phải kể đến là quỹ đất dồi dào cho phép nhà đầu tư tiếp cận với quỹ đất rộng với chi phí còn rất thấp.

Theo thống kế của FBNC, nếu mặt bằng giá đất tại Cần Thơ là 40-60 triệu/m2, Long An 21-26 triệu đồng/m2, Kiên Giang 15-20 triệu/m2 thì tại Cà Mau ghi nhận mức giá trung bình chỉ từ 11-17 triệu/m2.

Cùng với đó, những cải thiện về môi trường đầu tư kinh doanh tạo ra cơ hội rất lớn cho các dự án BĐS hình thành và phát triển. Do đó, nhà đầu tư đi sớm đón đầu sẽ dễ nắm bắt được tiềm năng lớn đó.

Đất nền vẫn là sản phẩm được ưa chuộng tại miền Tây

Lý giải điều này, ông Bảo cho rằng: Phân khúc đất nền vẫn đang được người dân miền Tây quan tâm nhất. Và như đã phân tích ở trên, người dân bắt đầu có thu nhập tốt hơn và họ cần có một nơi ở tốt hơn. Điều này đòi hỏi nhà đầu tư cần xây dựng dự án gắn liền với an sinh và những tiện ích như hồ bơi, sân tennis, sân golf,… Hiện tại ở miền Tây thì những dự án BĐS như vậy còn ít được quan tâm.

Bên cạnh đó các chuyên gia cũng cho rằng, bên cạnh lợi thế về công nghiệp chế biến thủy hải sản sẽ thúc đẩy hình thành BĐS công nghiệp tại khu vực này thì những dự án BĐS về thương mại dịch vụ cũng rất là tiềm năng ở những thành phố trung tâm 13 tỉnh thành ĐBSCL.

Thế mạnh để BĐS Cà Mau phát triển đúng hướng

Bàn về thế mạnh để bất động sản Cà Mau phát triển, ông Nguyễn Quốc Bảo nhấn mạnh yếu tố giá bình ổn.

Nếu nhà đầu tư tính tổng chi phí làm hạ tầng, mua đất và chuyển đổi mục đích sử dụng… dưới 10 triệu/m2 và đầu tư bán dưới giá 20 triệu/m2 thì có thể thu lợi nhuận và đây cũng là mức giá dễ chịu để người dân Cà Mau chấp nhận.

Ngoài ra BĐS Cà Mau có lợi thế lớn khi các khu dân cư đang được quy hoạch tập trung, xung quanh là đất nông nghiệp, ít nhà dân nhỏ lẻ. Đây là điều kiện rất tốt để phát triển khu đô thị mới. Vì nếu dân cư sống dàn trải thì việc giải tỏa, đền bù sẽ là bài toán khó, làm tăng giá thành.

Đặc biệt, Cà Mau là tỉnh thứ 3 ở miền Tây có sân bay bên cạnh Cần Thơ và Phú Quốc. Nếu có thể phát triển giao thông kết nối cao tốc và hàng không thì sẽ thu hút nhà đầu tư thêm nữa. 

Đề xuất cụ thể dành cho sự phát triển bền vững và đồng bộ của khu vực ĐBSCL?

Các chuyên gia cho rằng, khi phát triển đô thị hóa, khó khăn lớn nhất nằm ở chỗ chuyển đổi mục đích sử dụng đất. ĐBSCL sẽ chịu thêm thách thức khi chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa vì nó ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia.

Như vậy địa phương phải làm thật tốt công tác quy hoạch đất đai để chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Chính vì vậy, địa phương cần tạo ra hành lang pháp lý minh bạch, hiệu quả, giảm rủi ro cho nhà đầu tư. Địa phương nào càng làm nhanh và sớm thì sẽ đón được cơ hội rất lớn. Và ngược lại nếu vẫn rất khó khăn xử lý những vướng mắc về đất đai sẽ bỏ lỡ những cơ hội trong bối cảnh 13 tỉnh cùng chạy, chứ không phải chỉ có một địa phương nào đó chạy.

Bên cạnh đó, thủ tục liên quan đến vấn đề cấp phép xây dựng, và đầu tư hạ tầng phải đồng bộ. Bất động sản phải được phát triển trong một hệ sinh thái đầy đủ bao gồm: Công ăn việc làm gắn với nơi ở, vấn đề về giáo dục, y tế, an sinh…

Và cần gìn giữ tập quán miền Tây sông nước trong quá trình phát triển đô thị để đảm bảo cân bằng hài hoà yếu tố hiện đại và tính bản địa.

Kết lại chương trình, các chuyên gia đưa ra lời khuyên cho nhà đầu tư đó là phải “chọn mặt gửi vàng” nhà phát triển BĐS uy tín, tìm hiểu tính pháp lý của dự án, thông tin chủ đầu tư dự án cũng như đánh giá tiềm năng khu đất đó, tính nhất quán trong chiến lược phát triển của địa phương để tránh rủi ro.

Theo: FBNC

Leave a Comment

Scroll to Top