Đối thoại với chuyên gia “BĐS hậu Covid: Hướng tầm nhìn mới – Xây dựng dòng tiền”

Theo các chuyên gia, ĐBSCL là khu vực tiềm năng đón “tầm nhìn mới”, sự phục hồi của nền kinh tế khi Covid-19 đi qua sẽ là động lực phát triển BĐS hậu Covid, xứng tầm vùng đất “Chín Rồng”.

Bức tranh nhiều gam màu sáng cho thị trường BĐS hậu Covid

Chia sẻ trong talkshow “BĐS hậu Covid: Hướng tầm nhìn mới – Xây dựng dòng tiền” phát sóng sáng ngày 31/10 trên Fanpage Đất Xanh Miền Tây, Chuyên gia kinh tế – Tiến sĩ Cấn Văn Lực cho biết, qua số liệu thống kê vừa được công bố, có một số điểm rất tích cực với kinh tế Việt Nam nói chung. Đặc biệt riêng với BĐS thì có những dấu hiệu phục hồi tương đối rõ nét.

BĐS hậu Covid hướng tầm nhìn mới xây dựng dòng tiền
BĐS hậu Covid hướng tầm nhìn mới xây dựng dòng tiền

Tiến sĩ Cấn Văn Lực nhận định, về cơ bản dịch bệnh đã được kiểm soát, và nhiều gói hỗ trợ từ Chính phủ đã được ban hành. Dấu hiệu phục hồi nền kinh tế thì tương đối rõ nét nhất là khu vực sản xuất công nghiệp, lĩnh vực nông nghiệp tăng trưởng rất tích cực. Trong đó, ĐBSCL là vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước.

Xuất khẩu- Nhập khẩu tăng trưởng tốt, đầu năm đến nay tăng khoảng 22% trong khi cả thế giới hồi phục tăng ở mức từ 8 -9 %.

Đặc biệt đầu tư nước ngoài FDI về cơ bản vẫn duy trì đà tăng trưởng tương đối tích cực, đặc biệt là lãi suất đang trên đà giảm, ở mức được cho rằng thấp nhất trong khoảng 15 năm qua. Chính vì vậy có nhiều hộ gia đình có thể suy nghĩ đến chuyện đi vay, đầu tư để mua sắm nhà cửa – xu thế đang dần phổ biến hơn trong thời gian vừa qua.

Theo đó, kinh tế Việt Nam năm 2022 được kì vọng sẽ phục hồi một cách ấn tượng, dự báo tăng trưởng khoảng từ 6,5 % –  7%/năm.

Riêng với BĐS hậu Covid theo Tiến sĩ Cấn Văn Lực thì dấu hiệu phục hồi tương đối rõ nét, được thể hiện qua các điểm chính:

Thứ nhất: Giá BĐS hậu Covid hầu như không giảm trong thời gian vừa qua, chủ yếu là do nguồn cung khan hiếm trong khi đó nhu cầu sở hữu, nhất là nhu cầu ở thực vẫn được duy trì.

Thứ 2: Tác động của dịch bệnh với các phân khúc BĐS hậu Covid tương đối khác nhau. Vẫn có những phân khúc phát triển như BĐS Khu công nghiệp, BĐS Logistic, BĐS nhà ở … tăng trưởng tích cực.

Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế đang dần phục hồi và Việt Nam thực hiện kế hoạch kinh tế đa mục tiêu: vừa kiểm soát dịch bệnh, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội… Chúng ta có những kì vọng cả giai đoạn 2022 -2025 kinh tế có thể duy trì được mức tăng trưởng từ 6,5% -7%/ năm.

Thứ 3: Thuận lợi cho thị trường BĐS hậu Covid là giá nguyên vật liệu được dự báo sẽ dịu dần, và cơn sốt BĐS hậu Covid đã được kiểm soát tương đối ổn, và đi vào trạng thái ổn định hơn trong thời gian tới. Đặc biệt là đầu tư công vào cơ sở hạ tầng đang được coi là 1 trong 3 đột phá chiến lược vô cùng quan trọng của Việt Nam từ nay cho đến 2030.

Về pháp lý BĐS hậu Covid cũng được tháo gỡ rất tích cực, cụ thể Nghị định 148 và Nghị định 69 tháo gỡ khá nhiều điểm vướng mắc lâu nay về đất đai. Trong năm tới hi vọng một loạt các luật có liên quan đến lĩnh vực BĐS sẽ được sửa đổi….

Đặc biệt, Việt Nam đang chú trọng thúc đẩy tiến trình đô thị hóa, từ 40% lên 45% đến năm 2025 và 50% đến năm 2030.  Đồng thời, chiến lược phát triển nhà ở có rất nhiều điểm mới, trong đó chú trọng phát triển nhà ở cho công nhân, nhà ở xã hội thuộc hệ thống đô thị các cấp.

Cuối cùng, chương trình chuyển đổi số quốc gia cũng như lĩnh vực BĐS hậu Covid đang diễn ra tương đối mạnh mẽ, thị hiếu của khách hàng cũng tương đối thay đổi trong và sau dịch bệnh. Điều này đòi hỏi các chủ đầu tư cần có những sản phẩm phù hợp, có dịch vụ, chất lượng thúc đẩy chuyển đổi số thành công.

Đất Mũi “đón tầm nhìn mới”

Nhìn nhận về vấn đề nhà đầu tư hướng dòng tiền về các thị trường mới nổi tại vùng ĐBSCL như Cà Mau, bà Phùng Thị Phượng – Phó Tổng giám đốc Đất Xanh Miền Tây cho rằng điều đó phụ thuộc vào tính toán, nhu cầu cá nhân của các nhà đầu tư. Có người tìm kiếm nơi an cư sinh sống lâu dài, hoặc gắn với nhu cầu tìm kiếm “ngôi nhà thứ 2” hoặc nhà đầu tư tìm kiếm các khu vực để mang lại lợi nhuận có thể trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

TP Cà Mau diện mạo đô thị ngày càng khang trang
TP Cà Mau diện mạo đô thị ngày càng khang trang

Cà Mau được coi là “vùng trũng về giá” được hỗ trợ bởi cơ sở hạ tầng. Theo quy hoạch, Cà Mau sắp chào đón cao tốc quy mô hơn 40.000 tỷ đồng, bên cạnh đó là mở các chặng bay thẳng đến Hà Nội, và nhiều tỉnh thành khác.

Mới đây, công trình vĩ mô mà Chính phủ đặc biệt quan tâm chính là tuyến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau đã được phê duyệt triển khai giai đoạn 2021 – 2025. Đây là 1 trong 2 cao tốc trục dọc khu vực ĐBSCL, kết nối vào hai tuyến cao tốc trục ngang, liên kết toàn vùng ĐBSCL.

Ngoài ra, công trình khuếch trương được tiềm năng kinh tế biển của Cà Mau chính là Cảng quốc tế Hòn Khoai với vốn đầu tư 5 tỷ USD. Cùng với cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, quy hoạch xây dựng cảng Hòn Khoai một lần nữa cho thấy sự quan tâm của cả nước dành cho Cà Mau là rất lớn.

Bên cạnh đó tỉnh cũng tăng cường các tiềm lực để đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông liên tỉnh như nâng cấp tuyến Quản Lộ – Phụng Hiệp, quốc lộ 63 đi Kiên Giang; tuyến tránh quốc lộ 1A (vốn đầu tư gần 1.800 tỷ đồng), sau khi hoàn thành sẽ kết nối với đường Vành đai 3, đường Hành lang ven biển miền Tây nhằm hoàn chỉnh mạng lưới giao thông theo quy hoạch của địa phương; từng bước hoàn chỉnh mạng lưới GTVT đường bộ Việt Nam định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Bổ sung thêm cho sức hút đầu tư tại ĐBSCL nói chung và Đất Mũi Cà Mau nói riêng, Chuyên gia kinh tế – Tiến sĩ Cấn Văn Lực cho biết. Năm 2017 Chính phủ có nghị quyết 120 giúp cho ĐBSCL phát triển trong việc chống biến đổi khí hậu và hiện nay chương trình đang có những báo cáo sơ kết, tổng kết để có một chương trình mới.

Hạ tầng giao thông ĐBSCL ngày càng hoàn thiện
Hạ tầng giao thông ĐBSCL ngày càng hoàn thiện

Bên cạnh đó, năm 2020 Chính phủ đã quyết định vay 2 tỉ USD từ Ngân hàng Thế giới để đầu tư cho vùng ĐBSCL, nội dung chính góp phần chống biến đổi khí hậu. Ngoài ra, trong chương trình phục hồi phát triển kinh tế chính phủ đang thiết kế, đầu tư công được xem là trụ cột vô cùng quan trọng đối với vùng ĐBSCL.

Ông Lực cho biết thêm, kế hoạch Quốc hội đã phê duyệt 5 năm tới đầu tư công sẽ chiếm khoảng 2,87 triệu tỉ tức là lớn hơn rất nhiều so với giai đoạn 2016-2020 trong đó hạ tầng giao thông sẽ được dành nguồn vốn khoảng gần 900 ngàn tỉ.

Trong đó, khu vực ĐBSCL rất được Chính phủ chú tâm để phát triển bởi nó là 1 vựa nông nghiệp vô cùng quan trọng của Việt Nam giữ vai trò quan trọng đảm bảo an ninh lương thực, trụ cột tăng trưởng rất tích cực (tăng trưởng từ 2,5 – 3% trong giai đoạn dịch bệnh). Quay trở lại câu chuyện của Cà Mau, trong 5 năm vừa qua địa phương tăng trưởng tương đối tích cực khoảng 7%/ năm, thu nhập bình quân đầu người tăng trưởng rất tích cực từ mức 48 triệu đồng/người/năm 2018 lên gần 55 triệu đồng/người/năm 2020.

Xuất khẩu thủy hải sản là một trong những thế mạnh của Cà Mau
Xuất khẩu thủy hải sản là một trong những thế mạnh của Cà Mau

Trong 10 tháng đầu năm 2021 kinh tế Cà Mau tăng trưởng rất tích cực. Đặc biệt trong tháng 10, các chỉ số đều tăng trưởng từ 10 -15% so với tháng trước cho thấy sự phục hồi rất rõ nét, đặc biệt là công nghiệp chế biến, chế tạo hiện nay và sắp tới sẽ trở thành trụ cột quan trọng của toàn vùng. Riêng Cà Mau lĩnh vực này tăng trưởng 5,5% so với cùng kì năm trước và cao hơn so với mức tăng trung bình của cả nước.

Ngoài ra xuất khẩu của Cà Mau cũng có nhiều tích cực, hàng năm đạt khoảng trên 1 tỉ USD, thu ngân sách từ 4200 tỉ năm 2018 lên 6200 tỉ năm 2020 và 10 tháng đầu năm 2021 đã đạt được 4700 tỉ, khả năng đạt kế hoạch thu ngân sách nhà nước của Cà Mau năm nay tương đối khả quan.

Thu hút FDI cũng rất tích cực, riêng năm 2019 đạt 80 triệu USD, năm 2020 đạt 40 triệu USD. Trong năm 2021 cũng có nhiều dấu hiệu tốt Cà Mau được kì vọng sẽ đạt được như năm 2020.

Có thể nói, chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng là xu thế chung của các tỉnh ĐBSCL trong đó Cà Mau đã và đang thể hiện được lợi thế trong vùng.

BĐS xanh thu hút dòng tiền

Như đã nói ở trên, những dự án bất động sản tại Cà Mau cũng được hưởng lợi từ những công trình đầu tư công như sân bay Cà Mau, dự án tuyến đường ven biển kết nối các tỉnh ven biển miền Tây đến TP HCM tạo tính kết nối rất lớn, tạo ra kỳ vọng cho các nhà đầu tư trong khi các kênh đầu tư khác không dễ dàng. Đó là nhận định của bà Phạm Nguyễn Hoàng Tiên – Giám đóc Marketing Đất Xanh Miền Tây

Bên cạnh đó, bà Phạm Nguyễn Hoàng Tiên nhấn mạnh, khu vực này có sự đầu tư ngày càng lớn của nhà đầu tư nước ngoài điển hình là các dự án lớn về Logistic. Khi đó bất động sản sẽ phục vụ công nhân, kỹ sư lành nghề… Trong đó, các dự án có vị trí đẹp, quỹ đất lớn, đầu tư vào thiết kế, quy hoạch cũng như sở hữu chuỗi tiện ích an sinh, cảnh quan, cây xanh, không gian mặt nước… tạo dựng không gian sống xanh an lành cho cư dân đa thế hệ được khách hàng ưa chuộng.

Dự án khu đô thị Happy Home
Dự án khu đô thị Happy Home

Nổi bật tại Cà Mau phải kể đến dự án Happy Home, khu đô thị có quy mô 194ha, trong đó chủ đầu tư đã dành đến 37ha để xây dựng các công trình, tiện ích công cộng như công viên, quảng trường, trung tâm thương mại, trường học… Đáng lưu ý, đây là dự án duy nhất tại miền Tây quy hoạch Hồ điều hòa lên tới 12ha, điều mà không phải chủ đầu tư nào cũng chấp nhận đầu tư và không phải dự án nào cũng đủ lớn để dành quỹ đất cho quy hoạch không gian công cộng.

Đồi chong chóng dự án khu đô thị Happy Home
Đồi chong chóng dự án khu đô thị Happy Home

Sau khi Công viên Đồi chong chóng hoàn thiện, khu đô thị Happy Home đã thu hút đông đảo cư dân đến tham quan, trải nghiệm, vui chơi thư giãn mỗi buổi chiều. Hiện đơn vị phát triển dự án CIT đang tích cực đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện Công viên Quảng trường để đi vào khánh thành trong quý IV năm 2021.

Có thể nói, lựa chọn khu đô thị Happy Home, cư dân tinh hoa lựa chọn một không gian sống trong lành, chan hòa thiên nhiên cùng hệ thống không gian mặt nước rộng lớn không chỉ mang lại cuộc sống hưởng thụ thiên nhiên thuần khiết, mà còn góp phần tạo nên diện mạo khu đô thị Happy Home chuẩn sinh thái đáp ứng “tầm nhìn mới” của người mua nhà.

Leave a Comment

Scroll to Top