“Đa dạng hóa” danh mục sản phẩm tại các thị trường tiềm năng – giải pháp an toàn của NĐT “cá mập”

Đứng trước sự biến động của thị trường, không ít nhà đầu tư (NĐT) chọn giải pháp “không bỏ hết trứng vào một giỏ” và sẵn sàng “rót tiền” ở những thị trường giàu tiềm năng phát triển.

Các kênh đầu tư phổ biến hiện nay biến động không ngừng. Ảnh: sưu tầm

Nhà đầu tư băn khoăn tìm lời giải cho bài toán đầu tư

Nếu so với thời điểm 2 năm trước đây thị trường chứng khoán thăng hoa và là kênh đầu tư rất được “sủng ái” thì từ đầu năm 2022 đến nay thị trường lao dốc đã khiến các NĐT lao đao. Vàng cũng là kênh đầu tư từng được nhiều NĐT săn đón khi tăng ở ngưỡng cao, có lúc đạt 74 triệu đồng/ lượng và quay lưng khi liên tục rớt giá từ đầu quý 3 năm nay, giá vàng trồi sụt khó đoán. Cơn sốt tiền điện tử cũng từng mang đến lợi nhuận gấp hàng trăm phần trăm chỉ trong một thời gian ngắn, đến nay cũng lao dốc không phanh, đưa các NĐT quay trở lại “vạch xuất phát”. 

Đứng trước tình hình biến động của các kênh đầu tư, nhằm đảm bảo an toàn cho dòng tiền và chờ đợi sự phục hồi của thị trường, nhiều NĐT “cá mập” đã chọn kênh tiền gửi tiết kiệm khi nhiều ngân hàng có động thái tăng lãi suất để huy động vốn. Đến nay, lãi suất tiền gửi ở một số ngân hàng đã tăng ở mức trần nhưng vẫn được đánh giá là kém hấp dẫn do lợi nhuận tăng trưởng chậm, vẫn không thỏa mãn được mong đợi của NĐT. 

Cũng không ít NĐT chọn rót tiền vào kênh bất động sản với tâm lý “ăn chắc mặc bền”, bởi dù trải qua bao thăng trầm của thị trường thì bất động sản vẫn là kênh đứng vững với mức tăng trưởng trung bình 10-15% trong 10 năm trở lại đây. Đồng thời, bất động sản còn là kênh tích lũy tài sản an toàn và có thể kế thừa cho con cháu, hay chuyển đổi từ mục đích đầu tư qua kinh doanh, cho thuê…

Bất động sản là kênh trú ẩn an toàn của dòng tiền với mức tăng trưởng lợi nhuận ổn định. Ảnh: sưu tầm

Đứng trước những diễn biến khó lường của thị trường, NĐT trở nên thận trọng hơn khi “xuống tiền”. “Không bỏ hết trứng vào một giỏ”, chia nhỏ dòng tiền, đa dạng danh mục đầu tư chính là tiêu chí hàng đầu của các NĐT hiện nay, vừa hạn chế rủi ro vừa gia tăng lợi nhuận. Để việc đầu tư nhiều danh mục trở nên hiệu quả, NĐT cần phải phân tích lĩnh vực, tìm hiểu các loại hình, lựa chọn thị trường tiềm năng và cân nhắc khả năng tài chính để lập chiến lược phù hợp.

Trong khi các thị trường bất động sản lớn như TP HCM, Hà Nội ghi nhận tỷ lệ giao dịch ảm đạm, thanh khoản bão hoà, không còn nhiều dư địa để phát triển thì bất động sản Tây Nam bộ lại âm thầm đón dòng tiền đổ về từ các NĐT trên cả nước bởi nguồn cung dồi dào, đa dạng sản phẩm song mức giá vẫn còn tốt.

BĐS Tây Nam bộ, chìa khóa vàng cho NĐT cả nước

Những năm qua, thị trường bất động sản Tây Nam bộ là điểm đến của nhiều “ông lớn” trong lĩnh vực bất động sản như Vingroup, Đất Xanh, Kita Group, Nam Long Group… với hàng loạt dự án quy mô lớn. Các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn trong nước và quốc tế cũng “đổ bộ” về miền Tây khai phá mảnh đất trù phú giàu tiềm năng phát triển này. Nối gót các “ông lớn”, các nhà đầu tư bất động sản gạo cội cũng dần chuyển hướng và mở rộng danh mục đầu tư tại thị trường Tây Nam bộ với kỳ vọng sẽ đạt được tăng trưởng lợi nhuận cao và ổn định.

Tây Nam bộ là điểm đến của nhiều ông lớn trong lĩnh vực bất động sản. Ảnh: sưu tầm

Tây Nam bộ được đông đảo NĐT “dòm ngó” bởi nhiều lý do. Trước hết là hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ, đường hàng không, đường biển, đường thuỷ… được Chính phủ đẩy mạnh đầu tư xây dựng, mở rộng, nâng cấp ngày càng đồng bộ, hiện đại với hàng loạt dự án quy mô lớn, tổng vốn đầu tư lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng. 

Kỳ vọng khi hoàn thành sẽ tháo gỡ nút thắt giao thương, vận chuyển hàng hóa và mở rộng giao lưu hợp tác giữa các khu vực trong nước và quốc tế. Đồng thời, thu hút đầu tư từ các tổ chức, tập đoàn kinh tế – bất động sản lớn trên thế giới, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội và đưa BĐS khu vực Tây Nam bộ sôi động bậc nhất cả nước.

Thị trường BĐS Tây Nam bộ còn nhiều dư địa phát triển và thu hút đầu tư như quỹ đất có diện tích lớn còn nhiều, đặc biệt là các quỹ đất trung tâm đô thị; nhu cầu ở của người dân ngày càng tăng cao tỷ lệ thuận với sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực; phân khúc sản phẩm và mức giá đa dạng, phù hợp với mọi nhu cầu và kế hoạch dòng tiền của NĐT… Đặc biệt ở TP Cần Thơ – trái tim của khu vực Tây Nam bộ, là nơi hội tụ đầy đủ các loại hình và phân khúc sản phẩm từ đất nền, nhà phố, shophouse cho đến căn hộ chung cư, từ phân khúc bình dân, trung cấp cho đến cao cấp.

BĐS Tây Nam bộ còn nhiều dư địa để phát triển và thu hút đầu tư. Ảnh: sưu tầm

Theo báo cáo 6 tháng đầu năm 2022 của CaREA, thị trường BĐS Tây Nam bộ ghi nhận giá đất nền dao động từ 9-45 triệu đồng/m2, căn hộ chỉ từ 18-35 triệu đồng/m2, nhà phố từ 25-65 triệu đồng/m2, shophouse từ 26-80 triệu đồng/m2. Trong khi đó, tại thị trường TP HCM nguồn cung khan hiếm và mức giá ở tất cả các loại hình và phân khúc đã tăng cao, không còn tiềm năng tăng giá. Đơn cử, phân khúc căn hộ ghi nhận mức giá từ 38-425 triệu đồng/m2, nhà phố/biệt thự ghi nhận mức giá cao nhất lên đến 700 triệu đồng/m2, nguồn cung đất nền tại TP HCM hầu như không còn sản phẩm mà tập trung chủ yếu ở khu vực lân cận (theo báo cáo của DKRA).

Tỷ lệ giao dịch tại khu vực Tây Nam bộ quý 3 năm 2022 cũng đạt mức khá tốt 43,66%, tăng 18,66 điểm % so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó tại thị trường Hà Nội thấp hơn với tỷ lệ 35,6% (theo báo cáo của VARs). Cho thấy, các NĐT đã có động thái rời thị trường lớn và “neo đậu” dòng tiền tại thị trường Tây Nam bộ. Bên cạnh thị trường tiêu biểu như TP. Cần Thơ, một số khu vực nổi bật có thể nhắc đến Hậu Giang, Long Xuyên và Thoại Sơn – An Giang, Phú Quốc và Rạch Giá – Kiên Giang, Vĩnh Long.  

Nếu nói việc tìm kiếm một thị trường mới nổi giàu tiềm năng, nguồn cung đa dạng, ít biến động, chưa bị thổi giá là một bài toán thì Tây Nam bộ chính là đáp án mà các NĐT đang đi tìm.

Leave a Comment

Scroll to Top