Mối liên kết giữa nền kinh tế và bất động sản qua góc nhìn chuyên gia

Thị trường bất động sản là một trong những yếu tố liên quan mật thiết đến nền kinh tế, tác động đến hơn 40 ngành nghề khác, đóng vai trò quan trọng và đang từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong thúc đẩy kinh tế phát triển. Ngược lại, kinh tế phát triển cũng sẽ kéo theo sự bùng nổ về nhu cầu bất động sản, đặc biệt đối với các địa phương đang thu hút đầu tư về hạ tầng, khu công nghiệp, năng lượng sạch…

Mối liên kết giữa nền kinh tế và bất động sản qua góc nhìn chuyên gia
Mối liên kết giữa nền kinh tế và bất động sản qua góc nhìn chuyên gia

Vai trò của bất động sản trong nền kinh tế

Vừa qua, Hiệp hội Bất động sản (BĐS) Việt Nam đã công bố kết quả nghiên cứu khoa học về “Bất động sản trong nền kinh tế Việt Nam – vai trò và khuyến nghị chính sách”, được thực hiện bởi các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực kinh tế, BĐS, tài chính – ngân hàng, quy hoạch và pháp lý. Đề tài góp phần quan trọng trong việc thay đổi cách nhìn (vốn còn phiến diện) về BĐS và thị trường BĐS trong nền kinh tế Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra, BĐS đóng góp 7,62% GDP quốc gia, tác động đến hơn 40 ngành kinh tế quan trọng khác của nền kinh tế, nhất là những ngành liên quan trực tiếp như xây dựng, du lịch, lưu trú – ăn uống, công nghiệp chế biến chế tạo, tài chính – ngân hàng… Cụ thể, khi nhu cầu sử dụng cuối cùng của ngành BĐS tăng 1 tỷ đồng thì giá trị sản xuất của các ngành còn lại sẽ tăng 0,772 tỷ đồng. \

Nếu xét theo mức độ tăng của giá trị tăng thêm (VA) tương ứng với việc thu hút thêm được 1 lao động, thì đứng thứ nhất là ngành bất động sản xây nhà để bán, thứ hai là bất động sản công nghiệp, thứ ba là bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng và thứ tư là bất động sản theo ISIC (ngành cấp 1, tương đương những nhóm ngành lớn như nông, lâm nghiệp và thủy sản hoặc công nghiệp chế biến chế tạo).

Có thể thấy, hiện nay BĐS là ngành thu hút lao động đông đảo và được đưa vào đào tạo ở một số trường đại học trên thế giới và Việt Nam.

Nhu cầu nhân sự BĐS hiện đang xếp thứ 7/11 các nhóm ngành có nhu cầu nhân lực cao

Ở các nước phát triển, yêu cầu và định hướng khơi thông những nguồn lực tiềm năng và bền vững của thị trường BĐS luôn được ưu tiên. Chính vì thế, tỷ trọng BĐS trong tổng số của cải xã hội ở các nước phát triển thường chiếm ít nhất trên 35% tổng tài sản vật chất của mỗi nước. Các hoạt động trên thị trường BĐS chiếm gần 30% tổng hoạt động của nền kinh tế.

Thị trường BĐS cũng tác động đối với việc phát triển nhà ở và quá trình đô thị hóa. Tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam trở thành nước phát triển thịnh vượng, có thu nhập cao thì việc phát triển thị trường BĐS hoàn toàn phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia. Vì vậy, ngành BĐS tăng trưởng không chỉ có lợi cho chính nó, mà còn tạo ra hiệu ứng lan toả tới nền kinh tế quốc gia.

Bất động sản Bạc Liêu và sức lan tỏa

Thực tế cho thấy khi kinh tế phát triển cũng thúc đẩy sự phát triển của BĐS, đặc biệt đối với các khu vực, địa phương đang thu hút đầu tư về hạ tầng, khu công nghiệp, năng lượng…

Những năm gần đây, ĐBSCL chứng tỏ tiềm năng thu hút nhà đầu tư và còn nhiều dư địa về BĐS và phát triển kinh tế, tiêu biểu có TP. Cần Thơ, Long An, An Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Điểm chung của những tỉnh này là đẩy mạnh thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, năng lượng và đón nhận những dự án cao tốc quy mô lớn.

Khu vực kinh tế, hạ tầng phát triển kéo theo BĐS phát triển

Năm 2021, Bạc Liêu là tỉnh dẫn đầu khu vực ĐBSCL về tăng trưởng GRDP đạt 5,92%, cũng là tiền đề cho nhiều dự án BĐS phát triển tại tỉnh Bạc Liêu. Những Tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu trong ngành như Vingroup, TNR, Central Group, CT Group… xuất hiện với đa dạng các dự án tại trung tâm thành phố, khu vực vệ tinh với các loại hình từ khu dân cư, khu đô thị, du lịch, tổ hợp nghỉ dưỡng…

Các chuyên gia đánh giá, dư địa phát triển BĐS cả trong tương lai gần và dài hạn tại tỉnh này còn rất lớn. Dân số Bạc Liêu gần 1 triệu người,  trong đó số dân thành thị là 225.248 người và có xu hướng tăng mỗi năm khiến nhu cầu nhà ở cũng tăng theo.

Trong danh mục các dự án kêu gọi đầu tư năm 2022 có 152 dự án thì trong đó 66 dự án lĩnh vực thương mại – nhà ở (chiếm 43%), cho thấy tỉnh chú trọng thu hút các dự án khu dân cư, khu đô thị mới nhằm nâng cao chất lượng sống cư dân đồng thời thu hút lực lượng lao động chất lượng cao về sinh sống lập nghiệp.

Bạc Liêu kêu gọi 66 dự án lĩnh vực thương mại – nhà ở trong năm 2022

Khu vực tiêu biểu hiện nay về cả kinh tế và BĐS có thể nhắc đến huyện Hòa Bình, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2020 là 12.37%, mục tiêu giai đoạn 2021-2025 tốc độ tăng trưởng kinh tế là 13%. Huyện cũng là địa phương quy tụ các nhà máy điện gió lớn nhất tỉnh như Điện gió Hòa Bình 1, Điện gió Hòa Bình 2, Điện gió Hòa Bình 5, Điện gió Kosy, dự án Nhà máy Điện khí LNG 4 tỷ USD.

Huyện có tuyến Quốc lộ 1A đi ngang địa bàn, tới đây tuyến này được nâng cấp mở rộng, thuận đường thông thương, mở rộng giao thương kinh tế cho huyện và tỉnh đến các vùng kinh tế TP. Cần Thơ, Đông Nam bộ.

Nhắc đến BĐS, tại trung tâm thị trấn Hòa Bình có dự án Khu dân cư ven sông Hòa Bình (Hòa Bình Riverside). Đây là dự án có quy hoạch hiện đại, hướng đến diện mạo như các khu dân cư kiểu mẫu trên thế giới.

Diện mạo thị trấn Hòa Bình ngày càng khang trang, chỉn chu hơn khi hiện hữu một khu dân cư như Hòa Bình Riverside với những công trình và tiện ích độc đáo, hiện đại như cổng chào, con đường ánh sáng, công viên tuổi thơ, vỉa hè rộng thoáng, tiểu cảnh ven sông. Hòa Bình Riverside góp phần cho đô thị khu vực tương xứng với tiềm năng phát triển kinh tế và nhu cầu nâng cao chất lượng sống của cư dân.

Chúc Ly.

Leave a Comment

Scroll to Top