Sức bật Ô Môn từ lợi thế đô thị công nghiệp

Theo định hướng quy hoạch, Ô Môn sẽ trở thành khu vực tâm điểm phát triển công nghệ cao của TP Cần Thơ hướng đến mục tiêu phát triển nhanh và bền vững trở thành đô thị công nghiệp.

Theo đồ án quy hoạch quận Ô Môn tầm nhìn đến năm 2030, đô thị Ô Môn quy hoạch gồm 3 Vùng:  Vùng 1 phát triển đô thị trung tâm (đô thị Ô Môn 1) với không gian dọc trục giao thông quốc lộ 91 hiện hữu, quy mô khoảng 3.000ha;

Vùng 2 phát triển đô thị – công nghiệp (đô thị Ô Môn 2) gồm KCN Trà Nóc 2, Khu Nhà máy điện, Khu công nghệ cao và các đô thị phục vụ khu công nghiệp dọc sông Hậu, quốc lộ 91 và sông Trà Nóc, quy mô khoảng 1.600ha; Vùng 3 phát triển nông nghiệp đô thị kết hợp du lịch sinh thái… gắn kết với đô thị trung tâm Bình Thủy và Ninh Kiều.

Sức bật Ô Môn từ lợi thế đô thị công nghiệp
Quận Ô Môn những năm gần đây phát triển theo hướng văn minh, năng động.
Ảnh: Báo Cần Thơ

Theo đó cả 3 trụ cột này đều đóng vai trò động lực kinh tế cho quận Ô Môn thể hiện năng lực cạnh tranh với các quận nội thành như Ninh Kiều, Bình Thủy. Và phát triển cụm công nghiệp công nghệ cao gắn liền với bất động sản công nghiệp đang mở ra cho Ô Môn rất nhiều cơ hội thu hút đầu tư để gia tăng giá trị bất động sản địa phương.

Trên thực tế, xu hướng phát triển mô hình bất động sản khu đô thị công nghiệp không còn mới lạ trên thế giới, nhiều quốc gia khác đã phát triển và vận hành mang đến bước nhảy vọt cho nền kinh tế. Tiêu biểu có thể kể đến quốc gia láng giềng – Trung Quốc, ngoài trung tâm hành chính – chính trị, thương mại như Bắc Kinh và Thượng Hải, thì các thành phố còn lại sẽ tập trung về lĩnh vực sản xuất.

Tiến trình chung của mô hình này là sau khi các khu công nghiệp được lấp đầy, sẽ đến giai đoạn tiếp theo gắn với các đòi hỏi về nhu cầu để ở và sinh hoạt cho người lao động trong khu công nghiệp. Đi kèm là các nhu cầu về dịch vụ như nhà hàng, cửa hàng tiện ích. Xét riêng về quy mô hạ tầng khu công nghiệp thì có thể nói Trung Quốc đang là “gã khổng lồ” của thế giới mà khó quốc gia nào có thể sánh ngang.

 Và ở Việt Nam, mô hình đô thị công nghiệp cũng đang thu được “trái ngọt” tiêu biểu như ở thủ phủ công nghiệp Bình Dương, Đồng Nai, TP HCM, Long An, … hay Bắc Ninh, Hải Dương (phía Bắc)…

Xu hướng xây dựng khu đô thị công nghiệp đang dần thịnh hành tại Việt Nam.
Ảnh: Sưu tầm

Một điểm nhấn trong bản đồ quy hoạch đó là phát triển mở rộng đô thị Ô Môn sẽ bám xung quanh trục cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng (dự kiến triển khai giai đoạn 2021-2025).

Đây là một trong 7 trục cao tốc lớn nhất vùng ĐBSCL góp phần chắp cánh cho các tỉnh miền Tây phát triển, hội nhập kinh tế. Để tạo đà cho lộ trình phát triển này, Ô Môn đang thu hút nhiều dự án tiêu biểu như: Phát triển hạ tầng KCN Thốt Nốt, Bắc Ô Môn, Ô Môn; Đầu tư hoàn chỉnh Trung tâm điện lực Ô Môn…

Song song với đó, kinh tế Ô Môn đang được chắp cánh bởi các dự án phát triển hạ tầng giao thông như: Mở rộng quốc lộ 80, quốc lộ 91B (Lê Hồng Phong) kết nối TP Long Xuyên (đấu nối cao tốc Lộ Tẻ – Rạch Sỏi);

Đầu tư xây dựng công trình tuyến nối Quốc lộ 91 với đường Nam Sông Hậu (giai đoạn 1) kết nối Ô Môn – Bình Thủy – Phong Điền – Ninh Kiều – Cái Răng; nâng cấp cải tạo đường tỉnh 923; đường tỉnh 917 (nối Bình Thủy – Ô Môn – Phong Điền). Đặc biệt dự án quy hoạch Làng đại học Cần Thơ tại Bình Thủy đã điều chỉnh vị trí thực hiện sang quận Ô Môn và vùng giáp ranh.

Ảnh: Sưu tầm

Có thể nói ở giai đoạn hiện tại, những điều kiện cho mô hình khu đô thị công nghiệp tại Ô Môn dường như đã chín muồi tạo nên xu hướng đầu tư BĐS mới tại Cần Thơ nói riêng và ĐBSCL nói chung.

Nhờ quy hoạch bài bản, các khu công nghiệp – đô thị tại Ô Môn không chỉ là xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất công nghiệp, chế xuất mà còn là nơi để phát triển đô thị với đầy đủ tiện ích phục vụ nhu cầu an cư như nhà trẻ, trường học, nhà văn hóa, siêu thị, chợ, bệnh viện, công viên vui chơi giải trí….

thời Ô Môn cũng là đô thị vệ tinh của thành phố Cần Thơ nhằm mục đích giãn dân cư tại các quận nội thành vốn đang có mật độ dân số ngày càng tăng cao.

Hiện Ô Môn đang là điểm ngắm của những nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn, trong đó các khu đô thị hiện đại với hệ thống tiện ích đồng bộ đáp ứng nhu cầu riêng cho nguồn lao động chất lượng cao như các chuyên gia nước ngoài, quản lý cấp cao, chuyên viên kỹ thuật… đang bắt đầu hình thành và nhận được sự quan tâm rất lớn.

Dự án KDC Phước Thới đáp ứng nhu cầu đầu tư và an cư cho nguồn lao động chất lượng cao ngày càng đông đảo tại Ô Môn

Nổi bật phải kể đến dự án Khu dân cư Phước Thới tọa lạc tại mặt tiền Quốc lộ 91, liền kề KCN Trà Nóc và sân bay Quốc tế Cần Thơ. Mới đây, chủ đầu tư NAHACO (Nam Hà Nội) vừa tổ chức khởi công xây dựng 30 căn nhà phố tại trục đường chính của dự án để giới thiệu ra thị trường trong thời gian sớm nhất.

Theo chủ đầu tư và đơn vị nhà thầu thi công VINACCO, 30 căn nhà phố thương mại được nghiên cứu kỹ lưỡng về phong thủy, không gian đón gió và có diện tích sử dụng từ 161 – 224m2, tối ưu về an cư kết hợp kinh doanh tại gia cho quý cư dân. Hơn nữa, tại KDC Phước Thới còn có điểm nhấn là đã hiện hữu 24 căn nhà phố và bàn giao cho khách hàng, tạo tiền đề để cư dân có thể bắt tay ngay các kế hoạch kinh doanh của mình tại đây như: ẩm thực, spa, nail, nhu yếu phẩm…

Có thể nói giữa bối cảnh thị trường đang khan hiếm nguồn cung sản phẩm nhà phố xây sẵn phù hợp với tài chính của khách hàng, thì việc khởi công xây dựng 30 căn shophouse Khu dân cư Phước Thới đã góp phần giải cơn khát thị trường, đáp ứng một phần nhu cầu an cư cho đối tượng chuyên gia và người lao động đang sinh sống và làm việc tại quận Ô Môn.

Theo Đất Xanh Miền Tây

Leave a Comment

Scroll to Top