Với nỗ lực cả nước quyết tâm chung tay đẩy lùi Covid-19, Việt Nam được đánh giá là quốc gia đứng đầu trong kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh. Đây là cơ sở để nhận thấy khi dịch bệnh đi qua, nền kinh tế sẽ nhanh chóng phục hồi. Tình hình BĐS hậu Covid-19 sẽ có nhiều biến động khiến thị trường BĐS dịch chuyển.
Ngành “trung lập” ít bị tác động
Không thể phủ nhận sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 đã khiến mọi thứ đảo lộn, mọi hoạt động của nền kinh tế gần như “bất động”.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia khi “Đánh giá về tác động của virus Corona đến các nhóm ngành” (SSI Research) thì năm 2020, BĐS sẽ lành ngành “trung lập” chịu tác động không đáng kể từ dịch bệnh.Theo đó, thị trường BĐS có nhiều cơ hội để phát triển, song song với những giải pháp ứng phó từ phía doanh nghiệp cũng như chính sách hỗ trợ từ Nhà nước.
Thời gian qua, Việt Nam đã có sự điều phối nhịp nhàng giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ như việc ban hành các giải pháp cấp bách để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội trong tình hình dịch bệnh phức tạp.
Cụ thể là gói hỗ trợ về tiền tệ gần 300.000 tỷ đồng, gói hỗ trợ về tài khóa (khoảng 180.000 tỷ đồng), gói hỗ trợ an sinh xã hội (trên 62.000 tỷ đồng), gói hỗ trợ giá điện (khoảng 12.000 tỷ), gói hỗ trợ giá viễn thông (khoảng 15.000 tỷ đồng)…. Cùng với đó, ngân hàng Nhà nước đã công bố giảm lãi suất vay từ 0,3% – 2%/ năm đã tạo dựng niềm tin rất lớn cho thị trường và nhà đầu tư.
Cũng vì thế thời điểm này doanh nghiệp cần “phản ứng nhanh”, thay đổi linh hoạt để đáp ứng tình hình thực tế: thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp, giảm thiểu chi phí, áp dụng công nghệ vào quy trình sản xuất…
BĐS hậu Covid-19 sẽ ra sao?
Ghi nhận thực tế cho thấy nhu cầu BĐS tại Việt Nam chưa bao giờ giảm khi các đô thị lớn đang đối mặt với tình trạng mất cân đối cung – cầu khi lượng sản phẩm tung ra thị trường ngày càng khan hiếm không đáp ứng nhu cầu thực tế nhất là sản phẩm nhà ở và căn hộ giá rẻ.
Nhu cầu về nhà ở càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết khi quy mô dân số Việt Nam vượt qua 96 triệu người năm 2019, đưa nước ta trở thành quốc gia đông dân thứ 3 trong khu vực và 15 trên thế giới. Đặc biệt, Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng với 70% dân số trong độ tuổi lao động cùng với sự dịch chuyển mạnh mẽ nguồn lao động từ nông thôn lên thành thị dẫn đến áp lực về an sinh xã hội luôn tăng cao.
Cùng với đó, những con số “biết nói” từ Bộ Xây dựng cũng chỉ ra nhiều bất cập. Theo đó, đến năm 2020, các khu vực đô thị cả nước có hơn 1,7 triệu người khó khăn về nhà ở và 1,7 triệu công nhân có nhu cầu ổn định chỗ ở. Để đáp ứng nhu cầu này, cần phải xây dựng khoảng 700.000 căn hộ.
Như vậy, có thể thấy, thị trường BĐS Việt Nam vẫn duy trì được sự hấp dẫn từ tâm lý “an cư lạc nghiệp”. Do đó, các chuyên gia đánh giá ảnh hưởng của dịch Covid-19 chỉ là trong ngắn hạn còn BĐS là nhu cầu dài hạn. Chính vì vậy đây chỉ là sự gián đoạn tạm thời và tất nhiên giá BĐS không thể “chạm đáy”.
Sức bật “BĐS hậu Covid-19”
Khi được hỏi về cơ hội cho thị trường BĐS sau dịch Covid-19, nhiều chuyên gia cho rằng, đại dịch sẽ sớm được kiểm soát, còn phát triển BĐS là câu chuyện dài hơi. Theo đó, ngay sau khi dịch bệnh được đẩy lùi, BĐS sẽ là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất khi làn sóng đầu tư đổ bộ và thị trường đã bị nén lại từ lâu buộc phải bùng nổ.
Khi các quốc gia khác bao gồm cả những đất nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới cũng đang căng mình, thậm chí “vỡ trận” trong cuộc chiến chống Covid-19. Thì thời gian qua, Kiều bào hồi hương tìm về Việt Nam như một điểm đến an toàn, đồng thời khách du lịch và nhà đầu tư nước ngoài cũng rất thiện cảm với tinh thần và ý chí của người Việt.
Cùng với đó, dòng vốn từ các công ty nước ngoài cũng được dự báo sẽ đổ về Việt Nam và BĐS sẽ đón làn sóng đầu tư mạnh mẽ sau dịch Covid-19.
Đơn cử, cuối năm 2019, Samsung đóng cửa nhà máy sản xuất điện thoại cuối cùng ở Trung Quốc để chuyển về Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam đã mở ra triển vọng tươi sáng cho thị trường BĐS khi Việt Nam ngày càng hấp dẫn các tập đoàn kinh tế lớn mạnh.
Hay Google và Microsoft đang khẩn trương chuyển việc sản xuất điện thoại, máy tính và các thiết bị khác sang các nước Đông Nam Á trong bối cảnh diễn biến dịch Covid-19 tại Trung Quốc đang ngày càng phức tạp.
Song song với đó, chính sách mở cửa của Việt Nam với các hiệp định thương mại tự do cùng 60 quốc gia đã củng cố sức hấp dẫn cho nền kinh tế.
Có thể thấy, rõ ràng thị trường BĐS đang có nhiều lực đẩy quan trọng và chỉ chờ cơ hội để bật dậy mạnh mẽ. Chính vì vậy, dù đang chịu những tác động của dịch bệnh nhưng nhiều nhà đầu tư BĐS xác định đây là thời điểm để “lên dây cót” chuẩn bị cho sự bùng nổ sắp tới. Trong đó, phân khúc nhà ở, căn hộ bình dân và đất nền sẽ là những phân khúc ăn chắc mặc bền, hấp dẫn dòng tiền đầu tư.
Đáng chú ý, nhà đầu tư có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến các dự án có cơ sở hạ tầng tốt gần các tuyến cao tốc liên vùng và các tuyến đường dự mở, khu công nghiệp, khu đô thị đông đúc… có giá bán hợp lý, pháp lý vững vàng để đảm bảo nguồn vốn và lợi nhuận đầu tư.
Tại thị trường Cần Thơ, khu vực vùng ven như Vĩnh Thạnh được xem là tiềm năng hơn cả khi nơi đây được mệnh danh là “điểm hẹn của những tuyến cao tốc” như cầu Vàm Cống, cao tốc Lộ Tẻ – Rạch Sỏi thông xe tháng 9 tới đây, cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, QL80…sẽ tạo động lực cho BĐS tăng bật.
Dự đoán, quỹ đất khu vực vệ tinh sẽ nóng sốt khi nhà đầu tư đoán được xu hướng: sở hữu BĐS giá tốt trước khi thị trường tăng trưởng trở lại, dịch bệnh Covid-19 đi qua.
Vĩnh Thạnh Center hiện đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và sổ đỏ trao tay ngay cùng sự hỗ trợ cho vay 70% giá trị sản phẩm, lãi suất ưu đãi từ phía ngân hàng.
Đặc biệt, trong tháng 04 này, nếu sở hữu Vĩnh Thạnh Center, quí khách hàng sẽ nhận ngay quà tặng 1 xe Honda Airblade 125i phiên bản cao cấp và miễn phí bản vẽ thiết kế nhà theo chuẩn châu Âu sang trọng, hiện đại.
Theo Đất Xanh Miền Tây